Luật Tiền Phong – Trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều cặp vợ chồng phải sống đang trong hoàn cảnh mỗi người một nơi, có thể vợ ở Việt Nam chồng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài hay chồng ở trong nước còn vợ lại sinh sống, học tập ở ngoài nước. “Xa mặt cách lòng” khiến tình cảm nhạt phai, dẫn đến tình trạng ly hôn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là khi một bên vợ/chồng đang ở nước ngoài thì ly hôn sẽ được giải quyết như thế nào?
1. Quyền ly hôn của một bên khi vợ/chồng ở nước ngoài
Luật hôn nhân và gia đình 2014 tại khoản 1 ĐIều 51 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: “1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, vợ/chồng của người đang ở nước ngoài hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn khi mục đích hôn nhân không đạt được.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Theo quy định của Luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp một bên đương sự đang ở nước ngoài và một bên ở Việt Nam là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú tại Việt Nam.
3 . Các trường hợp ly hôn với một bên ở nước ngoài
Công dân Việt Nam ở trong nước muốn ly hôn với công dân nước ngoài có thể xảy ra các trường hợp và cách giải quyết như sau:
– Đối với những trường hợp ủy thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Tòa án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Tòa án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Tòa án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung.
– Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:
+ Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.
+ Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.
Trên đây là toàn bộ những quy định của pháp luật về vấn đề ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài mà Luật Tiền Phong cung cấp. Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này, bạn muốn ly hôn để bắt đầu một cuộc sống mới, hãy liên hệ với chúng tôi theo tổng đài tư vấn 19006289 để được giải đáp và hỗ trợ được ly hôn trong thời gian nhanh nhất có thể.
==========================
Công ty Luật TNHH Tiền Phong
Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587
Email: Contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.