Một số vấn đề về đại diện sở hữu công nghiệp

Luật Tiền Phong – “Đại diện sở hữu công nghiệp có lẽ là cụm từ còn khá xa lạ với nhiều người. Bởi lẽ đây là thuật ngữ dùng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp – lĩnh vực không phải mới nhưng cũng mới khá phát triển trong thời gian gần đây.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Một số vấn đề về đại diện sở hữu công nghiệp
Một số vấn đề về đại diện sở hữu công nghiệp

1.  Ai có thể làm đại diện sở hữu công nghiệp?

Đại diện sở hữu công nghiệp có thể là:

–  Tổ chức: tổ chức ở đây là tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp sẽ có chức năng làm đại diện sở hữu công nghiệp;

– Cá nhân: ở đây là cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp.

2.  Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp

–  Phạm vi công việc: thực hiện các dịch vụ trong phạm vi được uỷ quyền. Và được phép uỷ quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người uỷ quyền.

– Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.

–  Các hoạt động mà đại diện sở hữu công nghiệp không được làm:

+  Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;

+  Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu không được bên uỷ quyền đại diện cho phép;

+  Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

3. Trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp

Đại diện sở hữu công nghiệp có trách nhiệm:

– Thông báo rõ các khoản, các mức phí và lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

–  Giữ bí mật thông tin, tài liệu được giao liên quan đến vụ việc mà mình đại diện;

– Thông tin trung thực và đầy đủ mọi thông báo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; giao kịp thời văn bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện;

–  Đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với bên được đại diện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được đại diện;

–  Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp mọi thay đổi về tên, địa chỉ và các thông tin khác của bên được đại diện khi cần thiết.

Công ty Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Nhu cầu tư vấn cũng như hỗ trợ dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289. Luật Tiền Phong luôn sẵn sàng hỗ trợ trong mọi trường hợp có thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *