Nguyên tắc sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024

(Luật Tiền Phong) Đất đai là tài nguyên quốc gia. Tại Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Để quản lý sử dụng hiệu quả, nhà nước đặt ra các nguyên tắc sử dụng đất mà tất cả các tổ chức, cá nhân khi sử dụng đất đều phải tuân thủ. Vi phạm nguyên tắc này, người sử dụng đất sẽ bị xử lý và chế tài nghiêm khắc nhất có thể bị thu hồi đất.

Bài viết dưới đây Luật Tiền Phong chia sẻ với các bạn về nguyên tắc sử dụng đất trong Luật Đất đai 2024 để các bạn hiểu hơn khi sử dụng đất nhé.

Nguyên tắc sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024

Nguyên tắc là gì và nguyên tắc sử dụng đất như thế nào?

Có thể hiểu một cách giản dị, nguyên tắc là những quy chuẩn, quy định áp dụng thống nhất trong một đơn vị lãnh thổ, một tổ chức, trong một giai đoạn nhất định. Nguyên tắc được thể hiện bằng các quy định cụ thể.

Nguyên tắc sử dụng đất đai là các quy định cụ thể mà nhà nước đặt ra để các tổ chức, cá nhân khi sử dụng đất phải tuân thủ.

Theo Điều 5 Luật Đất đai 2024, các nguyên tắc cụ thể khi sử dụng đất mà nhà nước đặt ra gồm có:

  • Sử dụng đất phải đúng mục đích.
  • Sử dụng đất, tiết kiệm, hiệu quả. Việc sử dụng đất phải dựa trên những giá trị bền vững, bảo đảm các tài nguyên trên bề mặt và trong lòng đất.
  • Sử dụng đất phải theo nguyên tắc bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn để thích ứng về biến đổi khí hậu, tuyệt đối không làm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây hại đất hoặc sử dụng phân hóa học làm ô nhiễm, thoái hóa đất.
  • Người sử dụng đất phải thực hiện nghiêm các quyền và nghĩa vụ của mình, không xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của nhà nước hoặc của những người sử dụng đất liền kề, xung quanh.

Vi phạm nguyên tắc quản lý sử dụng đất có bị phạt không?

Bên cạnh việc đặt ra các nguyên tắc sử dụng đất, nhà nước Việt Nam có quy định các hành vi bị cấm đối với đất đai bằng một điều luật riêng biệt. Các chế tài về đất đai gồm có: chế tài hình sự, chế tài hành chính. Có thể hiểu đây là các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân với nhà nước khi vi phạm các nguyên tắc quản lý sử dụng đất. Những người sử dụng đất khi vi phạm quyền lợi với nhau thì có quyền áp dụng các chế tài dân sự bao gồm quyền pháp quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý cụ thể.

Luật Đất đai 2024 quy định 11 hành vi bị nghiêm cấm và tương ứng với 11 hành vi này sẽ là các chế tài xử lý cụ thể.

1. Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.

2. Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.

3. Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

5. Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.

6. Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

7. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

8. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

11. Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

Điều 228 Bộ Luật hình sự 2015 quy định Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất theo đó xác định các hành vi: lấn đất, chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Như vậy ngoài các hành vi lấn chiếm, chuyển quyền sử dụng đất trái phép thì các hành vi vi phạm nguyên tắc quản lý về đất đai cũng có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Ngoài chế tài hình sự và nước còn đặt ra các chế tài hành chính để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP, đối với hành vi hủy hoại đất có thể bị phạt tiền thấp nhất từ 2.000.000 đồng và cao nhất là 100 50.000.000 đồng. Nếu tổ chức vi phạm thì áp dụng mức phạt gấp đôi. Đối với hành vi gây ô nhiễm đất đai thì sẽ áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường để xử lý.

Ngoài các quy định xử phạt hành chính thì người vi phạm cần phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: bộ khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế thực hiện hoặc nhà nước thu hồi lại đất.

Trên đây là những chia sẻ Luật Tiền Phong về các nguyên tắc quan trọng trong quản lý, sử dụng đất đai. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết sẽ cần thiết cho những ai quan tâm. Nếu các bạn có những nội dung cần chia sẻ hoặc tư vấn vui lòng liên hệ về Phòng Tư vấn Pháp lý đất đai – Công ty Luật TNHH Tiền Phong để được hỗ trợ.

______________

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Email: Contact@luattienphong.vn.

Điện thoại: 091 6162 618