• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong viện nghiên cứu

(Luật Tiền Phong) – Tương tự như doanh nghiệp, Viện nghiên cứu hay Trung tâm nghiên cứu cũng được hình thành bởi vốn góp của các tổ chức, cá nhân. Vậy thì việc chuyển nhượng phần vốn góp này được quy định như thế nào?

Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong viện nghiên cứu

Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong viện nghiên cứu

KHÁCH HÀNG HỎI:

Xin chào Luật Tiền Phong,

Tôi là đại diện của Công ty (X). Hiện tại Công ty tôi đang có dự định nhận chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên sáng lập Viện nghiên cứu (A). Tuy nhiên, chúng tôi đang có một vấn đề cần làm rõ, mong được VP Luật Tiền Phong tư vấn giúp như sau:

1 là: có được chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên sáng lập trong Viện nghiên cứu hay không?

2 là: nếu được thì chúng tôi là công ty cổ phần có được nhận chuyển nhượng phần vốn góp hay không hay phải là cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu mới được nhận chuyển nhượng?

3 là: làm sao để chúng tôi xác định được đúng cá nhân chuyển nhượng cho chúng tôi là thành viên góp vốn của Viện, là người có đủ quyền chuyển nhượng phần vốn góp này?

4 là: thủ tục với cơ quan thẩm quyền về việc này thực hiện như thế nào?

Mong sớm nhận được ý kiến tư vấn của các Luật sư. Xin cảm ơn!

 

LUẬT TIỀN PHONG TRẢ LỜI:

Chào bạn. Trước tiên cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý của Luật Tiền Phong. Về vấn đề bạn hỏi Luật Tiền Phong xin tư vấn đến bạn như sau:

1.  Về việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên sáng lập trong Viện nghiên cứu

Viện nghiên cứu là nơi tập hợp các nhà khoa học có chung niềm đam mê và trình độ chuyên môn để cùng nghiên cứu ra những công trình, thành tựu góp phần cho sự phát triển tiến bộ cả xã hội. 

Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định 08 hướng dẫn quy định về nhân sự làm việc tại Viện phải từ trình độ đại học trở lên, có trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Viện, đặc biệt Viện phải có ít nhất 01 nhân sự là tiến sỹ và ưu tiên là Viện trưởng. Còn đối với thành viên sáng lập Viện chỉ yêu cầu là trình độ đại học trở lên.

Do đó, trường hợp nếu thành viên sáng lập vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà không thể tiếp tục vai trò là thành viên góp vốn của Viện thì hoàn toàn có thể chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân khác. Điều đó không làm ảnh hưởng hay thay đổi đến bản chất của Viện theo định nghĩa tại Luật Khoa học và Công nghệ “Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật”.

Và việc hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên sáng lập Viện không được quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ hay văn bản hướng dẫn nào khác.

Vì vậy, thành viên sáng lập có thể chuyển nhượng vốn của mình trong Viện nghiên cứu cho tổ chức, cá nhân khác khi có nhu cầu.

2.  Về việc công ty cổ phần có được nhận chuyển nhượng phần vốn góp hay không?

Theo quy định tại điều 6 Thông tư 03/2014/TT-BKHCN thì cá nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật đều được tham gia góp vốn thành lập Viện nghiên cứu. Cũng theo đó dẫn chiếu theo căn cứ tại mục 1 thì tổ chức cũng có thể nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong Viện nghiên cứu để tiếp tục hoạt động. Vì vậy, công ty cổ phần của bên bạn có thể nhận chuyển nhượng trong trường hợp này.

3.  Về việc xác nhận đúng quyền hạn của người chuyển nhượng trong Viện nghiên cứu?

Xã hội phát triển, chúng ta cũng không thể tránh được những thành phần “không đáng tin”. Vậy xác định như nào để biết cá nhân chuyển nhượng đúng là cá nhân góp vốn, là người có quyền chuyển nhượng?

Một, nếu trường hợp cá nhân là người góp vốn ngay từ ngày đầu thành lập Viện thì phía công ty bạn có thể yêu cầu đối chiếu, kiểm tra qua các giấy tờ như:

–  Biên bản họp của các thành viên sáng lập về việc góp vốn thành lập Viện: lưu ý kiểm tra tính chính xác, hợp lý về mặt nội dung, hình thức của văn bản.

–  Quyết định công nhận Hội đồng quản lý do cơ quan thẩm quyền ban hành: sua khi Viện được thành lập thì hội đồng sáng lập trở thành hội đồng quản lý. Theo đó cơ quan chủ quản của Viện sẽ ra quyết định công nhận hội đồng quản lý. Bạn có thể căn cứ theo đó để kiểm tra.

Hai, nếu trường hợp cá nhân vốn góp hiện tại của cá nhân là qua nhận chuyển nhượng thì bạn cần kiểm tra qua các giấy tờ:

–  Hợp đồng chuyển nhượng, giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;

–  Giấy tờ xác nhận, ghi nhận việc chuyển nhượng nêu trên và ghi nhận bên chuyển nhượng là thành viên góp vốn của Viện.

Ở mỗi trường hợp cụ thể có thể có những tình tiết phát sinh khác nhau, bạn có thể gửi các giấy tờ, thông tin liên quan để Luật Tiền Phong tư vấn, đánh giá và hỗ trợ bạn kiểm chứng.

4.  Về thủ tục thực hiện tại cơ quan thẩm quyền

Tổ chức khoa học có thể được thành lập dưới hình thức Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, Viện hàn lâm,… Tổ chức khoa học có thể thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc các cơ quan thẩm quyền khác theo quy định. Do đó đối với mỗi hình thức tổ chức và thẩm quyền quản lý của các cơ quan khác nhau mà thủ tục thực hiện việc ghi nhận chuyển nhượng vốn trên cũng có những điểm khác nhau.

Tuy nhiên, tựu trung về thủ tục Viện cần thực hiện gồm:

–  Thực hiện và hoàn thiện hồ sơ về việc chuyển nhượng vốn góp;

–  Nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền để ghi nhận việc thay đổi chủ sở hữu phần vốn góp tại Viện và các nội dung thay đổi liên quan (nếu có).

–  Các trường hợp dẫn đến việc thay đổi mẫu dấu của Viện thì cần thực hiện thủ tục thay đổi mẫu con dấu tại cơ quan công an và thông tin thuế (nếu có);

–  Thực hiện kê khai thuế TNCN đối với bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Luật thuế TNCN.

Hồ sơ đối với mỗi trường hợp sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy thông tin lại cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong. Mọi thắc mắc cần được tư vấn hoặc yêu cầu hỗ trợ thực hiện vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng > , số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386