Quy định hiện hành về kết hôn trái pháp luật

Luật Tiền Phong – Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp kết hôn không tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Để biết được các quy định hiện hành của pháp luật về vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Quy định của pháp luật về kết hôn trái pháp luật
Quy định của pháp luật về kết hôn trái pháp luật

1.   Thế nào là kết hôn trái pháp luật?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn.

Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện kết hôn như sau:

–   Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

–   Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

–   Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

–   Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.

2.   Ai có quyền yêu cầu  hủy việc kết hôn trái pháp luật

Những người sau có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:

–     Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức có chức năng yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định.

–     Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định, gồm:

  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

–     Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức nói trên yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Khi có căn cứ cho rằng việc kết hôn là trái pháp luật, người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn thì Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong hai bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết.

3.    Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

–     Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

–     Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

–     Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình.

Luật Tiền Phong chuyên cung cấp các thông tin pháp luật, tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 để được giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của các bạn.

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *