• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Quy định mới về hòa giải thương mại

(Luật Tiền Phong)  – Trong quan hệ thương mại, nhà nước khuyến khích các bên sử dụng hòa giải để giải quyết tranh chấp, nhà nước Việt Nam cũng có chủ trương đầu tư đào tạo đội ngũ hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại.
Ngày 24/02/2017 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại và Luật Tiền Phong xin tóm tắt các nội dung cơ bản của văn bản này như sau:

1. Trình tự, thủ tục hòa giải

– Các bên có quyn lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa gii viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
– Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đi với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
– Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
– Thủ tục hòa giải chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành.

2. Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.

3. Theo đề nghcủa một hoặc các bên tranh chấp.

2. Tổ chức hòa giải thương mại

Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm:

1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

2. Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại.

3. Thành lập Trung tâm hòa giải hoặc Trung tâm trọng tài thương mại 

a/ Thành lập trung tâm hòa giải thương mại:
– Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp.
– Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Danh sách sáng lập viên;

c) Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại;

d) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. 
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở. Hết thời hạn này, nếu Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại phải đăng báo hằng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp.
b/ Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam 
– Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài muốn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gm:

a) Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc thành lập hp pháp của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

c) Bản gii thiệu về hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;

d) Quyết định cử hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện;

đ) Danh sách hòa giải viên thương mại, nhân viên dự kiến làm việc tại chi nhánh; danh sách nhân viên dự kiến làm việc tại văn phòng đại diện.

Văn bản nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt và được chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giy phép thành lập cho chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bng văn bản.
– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, chi nhánh gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh. Hết thời hạn này, nếu chi nhánh không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hp lệ, Sở Tư pháp cấp Giy đăng ký hoạt động cho chi nhánh. Chi nhánh được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, văn phòng đại diện gửi 01 bộ hồ sơ thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của văn phòng đại diện.
 
Các bạn có thể liên hệ với tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6289 của Luật Tiền Phong đế có được toàn văn văn bản.

===============

BAN BIÊN TẬP TIN TỨC PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG 

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@Luattienphong.vn

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386