• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thành lập phòng khám chuyên khoa đầy đủ nhất

(Luật Tiền Phong) chuyên tư vấn và xin giấy phép hoạt động cho các phòng khám chuyên khoa trên cả nước, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về lĩnh vực này Luật sư triển khai bài tư vấn về các điều kiện cụ thể và thủ tục để thành lập phòng khám chuyên khoa dưới đây:

Các phòng khám chuyên khoa hiện nay gồm có: Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, phòng khám chuyên khoa nội, phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền, phòng khám chuyên khoa sản và kế hoạch hóa giá đình, phòng xét nghiệm, …

Thành lập phòng khám chuyên khoa đầy đủ nhất

Thành lập phòng khám chuyên khoa đầy đủ nhất

Bài tư vấn của Luật sư triển khai dưới các nội dung sau:

1. Cơ sở pháp lý của giấy phép phòng khám

Phòng khám chuyên khoa được thành lập và hoạt động dưới hệ thống cơ sở pháp lý:

  • Luật Khám chữa bệnh năm 2009;
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh;
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
  • Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh.

2. Điều kiện thành lập phòng khám chuyên khoa

Địa điểm xây dựng và cách thiết kế phòng khám

  • Phòng khám phải được xây dựng và thiết kế tại địa điểm cố định tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
  • Phòng khám phải có buồng khám, chữa bệnh tối thiểu 10 m2 và có nơi đón tiếp bệnh nhân, với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Ngoài ra với những phòng khám nếu có thực hiện thủ thuật, cấy ghép răng implant thì phải có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10 m2  – Có buồng thăm dò chức năng với diện tích ít nhất là 10 m2

– Có buồng khám phụ khoa có diện tích ít nhất là 10 m2 nếu thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục;

– Có buồng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình có diện tích ít nhất là 10 m2 nếu thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình;

– Có buồng vận động trị liệu có diện tích ít nhất là 40 m2 nếu thực hiện vận động trị liệu;

– Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ ba ghế răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2.

Thiết bị y tế:

–  Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;

– Ngoài ra, về trang thiết bị y tế và thuốc tối thiểu về cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần có:

  • Oxy;
  • Bóng AMBU và mặt nạ người lớn và trẻ nhỏ;
  • Bộ đặt nội khí quản và/hoặc bộ mở khí quản và/hoặc mask thanh quản;
  • Nhũ dịch Lipid 20% lọ 100ml (02 lọ) đặt trong tủ thuốc cấp cứu tại nơi sử dụng thuốc gây tê, gây mê;
  • Các thuốc chống dị ứng đường uống;
  • Dịch truyền: natriclorid 0,9%.

Nhân sự của phòng khám

Điều kiện về nhân sự để thành lập phòng khám thì quan trọng nhất là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám – người đứng đầu cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Có bằng cấp chuyên môn;

– Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám;

– Có ít nhất 54 tháng kinh nghiệm tại chuyên khoa dự định thành lập;

Với những người làm việc khác nếu trực tiếp khám chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề.

3. Hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

Dựa trên quy định của pháp luật về điều kiện thành lập phòng khám chuyên khoa và trên yêu cầu thực tế của cán bộ Sở y tế  thì hồ sơ các bạn cần phải chuẩn bị cụ thể là:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

– Đăng ký kinh doanh của công ty hoặc hộ kinh doanh;

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

–  Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

4. Thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

Hoạt động khám chữa bệnh là một trong những ngành nghề có điều kiện do đó giấy phép hoạt động phòng khám mà chúng ta thường gọi được hiểu là giấy phép con. Nên trước khi thành lập phòng khám bạn cần phải thực hiện.

Bước 1: Thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh

Yêu cầu phải có ngành nghề khám chữa bệnh, với trường hợp thành lập hộ kinh doanh thì chủ hộ phải chính là bác sĩ –  người chịu trách nhiệm phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

Bước 2. Nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám tại Sở y tế

  • Cơ quan có thẩm quyền: Sở Y tế nơi phòng khám đặt trụ sở
  • Hồ sơ theo hướng dẫn ở mục 3 sẽ được nộp tại Bộ phận một cửa của Sở Y tế
  • Thời gian giải quyết: 45 ngày

LUẬT TIỀN PHONG LÀ ĐƠN VỊ TƯ VẤN PHÁP LUẬT Y TẾ TIN CẬY CHO BẠN 

                        Một trong những giấy phép hoạt động mà Luật Tiền Phong đã xin thành công cho khách hàng

Chuyên viên sẽ tổ chức thẩm định cơ sở trực tiếp trước khi cấp giấy phép hoạt động. Vì vậy bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây:

5. Một số điểm cần lưu ý khi xin giấy phép hoạt động phòng khám

Bên cạnh giấy tờ theo quy định thì trên thực tế chuyên viên thường yêu cầu cung cấp thêm:

Thứ nhất, về nhân sự

  • Bổ sung hợp đồng lao động, bảng lương, sổ bảo hiểm… để chứng minh thời gian làm việc 54 tháng kinh nghiệm là có thật;
  • Bổ sung giấy tờ chứng minh chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực có nghĩa là không dừng quá 02 năm không hành nghề;
  • Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải có mặt tại buổi thẩm định.

Thứ hai, cơ sở vật chất

– Về nội dung của biển hiệu. Theo quy định của Điều 41 NĐ 109/2016/NĐ-CP thì nội dung biển hiệu được quy định như sau:

“Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải có biển hiệu theo quy định của pháp luật về biển hiệu, không sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên biển hiệu và có đủ các thông tin cơ bản sau đây: Tên đầy đủ của cơ sở, số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại; Thời gian làm việc hằng ngày.”

 

– Về kích thước của biển hiệu: Theo quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 thì quy định về kích thước biển hiệu như sau:

” Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.”

Có khu vực tiếp đón bệnh nhân, chuẩn bị bàn, ghế ngồi uống nước.

– Khu vực khám bệnh đặt các trang thiết bị y tế của phòng khám như đã đăng ký.

– Niêm yết chứng chỉ hành nghề và bảng giá dịch vụ tại nơi đón tiếp bệnh nhân.

– Về thùng rác sử dụng tại phòng khám. Có thùng rác y tế  tương ứng với loại rác thải, cụ thể như sau (theo quy định tại khoản 3 Điều 6 TTLT 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT):

  • Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
  • Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
  • Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
  • Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
  • Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;
  • Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;
  • Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
  • Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.

Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập phòng khám cho bạn hoặc cho công ty hãy liên hệ ngay với Luật sư theo số HOTLINE để được hỗ trợ trọn gói và tư vấn về vấn đề bạn còn băn khoăn một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

ĐẾN VỚI LUẬT TIỀN PHONG BẠN SẼ ĐƯỢC:

  • Tư vấn đầy đủ quy định của pháp luật về thủ tục thành lập phòng khám;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ theo đúng quy định;
  • Đại diện nộp hồ sơ và làm việc với Sở Y tế;
  • Tư vấn cách thức chuẩn bị cơ sở vật chất để buổi thẩm định đạt kết quả tốt nhất;
  • Khách hàng chỉ cần ký hồ sơ và nhận giấy phép hoạt động phòng khám.

Các bạn quan tâm đến bài tư vấn chi tiết của từng phòng khám xem trực tiếp tại link bài dưới đây:

Tư vấn thủ tục mở phòng khám đông y theo quy định mới nhất

Tư vấn quy định mới nhất về cấp phép phòng khám răng hàm mặt

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386