(Luật Tiền Phong) – Luật Khám, chữa bệnh 2023 có những quy định mới nhất về thủ tục cấp giấy phép răng hàm mặt, với kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi hướng dẫn cụ thể các nội dung quan trọng như sau để các bạn tham khảo.
1. Điều kiện cấp phép hoạt động với phòng khám răng hàm mặt
Chủ thể:
Phải có đăng ký kinh doanh và có ngành nghề đăng ký là khám, chữa bệnh.
Cơ sở vật chất:
a) Có địa điểm cố định đáp ứng các quy định của pháp luật về: an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của phòng khám.
b) Có biển hiệu, có sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính;
c) Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2;
d) Bố trí tối thiểu 01 ghế răng, diện tích cho mỗi ghế răng tối thiểu 05 m2;
e) Trường hợp thực hiện kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phải có phòng riêng dành cho việc thực hiện kỹ thuật cấy ghép răng (implant) với diện tích tối thiểu 10 m2.
g) Trường hợp có thêm cơ sở không cùng trong khuôn viên của phòng khám thì phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như đối với phòng khám.
Thiết bị y tế
Phòng khám phải có thiết bị y tế phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động đăng ký.
Nhân sự:
a) Có đủ người hành nghề theo quy mô, danh mục kỹ thuật và đạt tỷ lệ người hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (bao gồm cả người hành nghề đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề nhưng không tiếp tục làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân và vẫn tiếp tục sử dụng giấy phép hành nghề đã được cấp);
Phải là Bác sỹ với phạm vi hành nghề răng hàm mặt, hoặc Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa răng hàm mặt.
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề toàn thời gian của phòng khám và có phạm vi hành nghề phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám, có thời gian hành nghề ở phạm vi đó tối thiểu 36 tháng.
Trường hợp phòng khám gồm nhiều chuyên khoa khác nữa thì giấy phép hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hành nghề phù hợp với một trong các chuyên khoa mà cơ sở đăng ký hoạt động;
c) Người phụ trách bộ phận chuyên môn của phòng khám phải có giấy phép hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó và phải là người hành nghề toàn thời gian tại phòng khám.
d) Người hành nghề phải được phân công công việc đúng phạm vi hành nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp phòng khámkhông có người hành nghề đã được cấp giấy phép hành nghề với một trong các chức danh là bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm y học hoặc chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;
e) Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp phòng khámkhông có người hành nghề đã được cấp giấy phép hành nghề với một trong các chức danh là bác sỹ chuyên khoa kỹ thuật hình ảnh y học hoặc chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;
g) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp giấy phép hành nghề gồm: kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, kỹ sư công nghệ sinh học, cử nhân công nghệ sinh học và các đối tượng khác, sau đây gọi là người làm việc; được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám, việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn và khả năng của người đó;
h) Trường hợp người hành nghề là giảng viên của cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe đồng thời làm việc tại phòng khámlà cơ sở thực hành của cơ sở đào tạo đó thì được kiêm nhiệm làm lãnh đạo các khoa, bộ phận chuyên môn của phòng khám.
Điều kiện về chống sốc
Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
– Điều kiện về phạm vi hoạt động chuyên môn:
+ Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm, mặt;
+ Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02 cm ở mặt;
+ Nắn sai khớp hàm;
+ Điều trị laser bề mặt;
+ Chữa các bệnh viêm quanh răng;
+ Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;
+ Làm răng, hàm giả;
+ Chỉnh hình răng miệng;
+ Chữa răng và điều trị nội nha;
+ Thực hiện cắm ghép răng (implant) đơn giản với số lượng từ một đến hai răng trong một lần thực hiện thủ thuật (riêng cắm răng cửa của hàm dưới được cắm tối đa 04 răng) nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện kỹ thuật có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cắm ghép răng do trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên cấp. Không ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng;
+ Tiểu phẫu thuật răng miệng;
+ Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động phòng khám răng hàm mặt
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phòng khám răng hàm mặt bao gồm:
– Đơn xin cấp giấy phép hoạt động của phòng khám (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực);
– Chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề (bản sao chứng thực) và danh sách người đăng ký hành nghề (theo mẫu);
– Bản kê khai về cơ sở vật chất, thiết bị y tế (theo mẫu);
– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động của phòng khám;
– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động phòng khám răng hàm mặt
– Sở Y tế cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phòng khám trong thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế sẽ thẩm định hồ sơ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, sau đó, tiến hành thẩm định cơ sở thông qua đoàn thẩm định. Khi cơ sở đủ điều kiện về cơ sở vật chất và hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Y tế sẽ ký giấy phép hoạt động cho chủ cơ sở.
4. Dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám răng hàm mặt của Luật Tiền Phong
– Tư vấn thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa; xin phê duyệt danh mục kỹ thuật, giấy phép quảng cáo phòng khám
– Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước và theo dõi tình trạng hồ sơ;
– Tư vấn các vấn đề khác về giấy phép hoạt động phòng;
– Đảm bảo khách hàng được nhận giấy phép hoạt động phòng khám với điều kiện hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Tiền Phong gửi đến các bạn về các quy định mới nhất của Pháp Luật liên quan đến thủ tục cấp phép hoạt động phòng khám răng hàm mặt.
Nếu các bạn muốn được chúng tôi hỗ trợ trọn gói thủ tục xin cấp giấy phép này vui lòng liên hệ với luật sư để được tư vấn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
>>>>>> Tư vấn các điều kiện để cấp phép phòng khám chuyên khoa
>>>>>> Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám tai mũi họng
==========================
Công ty Luật TNHH Tiền Phong
Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587
Email: Contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.