• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Điều kiện thành lập nhà hộ sinh

(Luật Tiền Phong) –  nhà hộ sinh là một trong những cơ sở y tế mà muốn thành lập và hoạt động phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Luật Tiền Phong tư vấn các điều kiện được thành lập nhà hộ sinh như sau đây:

Điều kiện thành lập nhà hộ sinh

Điều kiện thành lập nhà hộ sinh

1. Về cơ sở vật chất

a) Xây dựng và thiết kế:

– Xây dựng chắc chắn, đủ các buồng chuyên môn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ làm vệ sinh;

– Các buồng phải được thiết kế liên hoàn, hợp lý để thuận tiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.

b) Nhà hộ sinh phải có các buồng khám thai, khám phụ khoa, kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình, mỗi buồng có diện tích ít nhất là 10m2; buồng đẻ có diện tích ít nhất là 16 m2; buồng nằm của sản phụ có diện tích ít nhất là 20 m2 để bảo đảm diện tích ít nhất cho một giường bệnh là 5m2/giường;
c) Các buồng phải đáp ứng các yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình như sau:

– Tường các phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ phải ốp gạch men kính hoặc sơn chống thấm từ sàn tới trần nhà. Các phòng khám – chữa bệnh phải được ốp gạch chân tường. Phần tường còn lại có thể sơn hoặc quét vôi màu sáng.
–  Sàn nhà lát bằng gạch hoa xi măng, riêng phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ phải có biện pháp chống trơn và dễ dàng vệ sinh cọ rửa (sử dụng đá granito mài tại chỗ hoặc gạch Ceramic khổ to).
– Trần nhà có thể phẳng hoặc dốc nhưng phải đủ điều kiện cách nhiệt, cách ẩm, chống thấm tốt. Có thể kết hợp chiếu sáng từ trần phòng, phải sơn hoặc quét vôi màu sắc sáng sủa, nhẹ nhàng.
– Cửa sổ trong trạm y tế cơ sở bằng panô hoặc chớp và có hệ thống hoa sắt bảo vệ. Các phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ và các phòng khám – lưu bệnh nhân ở các miền có mùa lạnh cần có thêm lớp cửa panô kính (nhôm hoặc gỗ).
– Cửa đi trong trạm y tế cơ sở phải bảo đảm an toàn, bền vững. Cửa đi phải có khuôn, panô gỗ hoặc nhôm, sắt. Các cửa bên trong phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ, khám phụ khoa phải kín đáo (cửa panô kính mờ).
– Công trình trạm y tế cơ sở phải có kết cấu đơn giản bền vững, dễ thi công xây lắp, vật liệu xây dựng phù hợp với điều kiện xây dựng tại địa phương và các hoàn cảnh cụ thể.
– Công trình phải được hoàn thiện tốt theo các yêu cầu chức năng cả nội thất, ngoại thất và sân vườn.
– Hình thức kiến trúc của trạm y tế cơ sở phải đẹp hiện đại (thể hiện tính đặc thù công trình; chú ý tới các yếu tố kiến trúc truyền thống nông thôn Việt Nam), phù hợp với cảnh quan và quy hoạch chung.

d) Bảo đảm xử lý rác thải y tế và các điều kiện về an toàn bức xạ (nếu có) theo quy định của pháp luật;

đ) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

2. Thiết bị y tế

a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà nhà hộ sinh đăng ký;
b) Có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài nhà hộ sinh. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà hộ sinh thì phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu.

3. Tổ chức, nhân sự

a) Có bộ máy tổ chức phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là bác sỹ hoặc cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học) có chứng chỉ hành nghề;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về sản phụ khoa ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ hoặc ít nhất là 45 tháng đối với cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học);

– Là người làm việc toàn thời gian tại nhà hộ sinh.

c) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh, các đối tượng khác làm việc trong nhà hộ sinh nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

4. Phạm vi hoạt động chuyên môn

a) Khám thai, quản lý thai sản;
b) Cấp cứu ban đầu, sơ cứu sản khoa;
c) Tiêm phòng uốn ván;
d) Thử protein niệu;

đ) Đỡ đẻ;

e) Nạo sót rau sau đẻ; sau sẩy thai;
g) Đặt vòng tránh thai;
h) Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai ≤ 06 tuần (từ 36 ngày đến 42 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) khi đáp ứng các điều kiện quy định tại chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
i) Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
>>>Tư vấn quy định về điều kiện mở phòng chẩn trị y học cổ truyền

==================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ Y TẾ

Địa chỉ: Tầng 25B1, toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386