(Luật Tiền Phong) – chuyên tư vấn và xin giấy phép hoạt động cho các phòng khám chuyên khoa trên cả nước, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về lĩnh vực này, Luật sư viết bài tư vấn về các điều kiện cụ thể và thủ tục để xin phê duyệt danh mục kỹ thuật cho phòng khám chuyên khoa và một số lưu ý khi thực hiện thủ tục dưới đây:
Bài viết của Luật sư được triển khai theo các mục sau:
– Cơ sở pháp lý
– Điều kiện cần đáp ứng của phòng khám chuyên khoa cần xin phê duyệt danh mục kỹ thuật
– Thủ tục thực hiện xin phê duyệt danh mục kỹ thuật phòng khám chuyên khoa
– Những lưu ý khi thực hiện thủ tục xin phê duyệt danh mục kỹ thuật phòng khám chuyên khoa.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội khóa 12;
– Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định tiết về việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ cở khám bệnh, chữa bệnh, sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 21/2017/TT – BYT;
– Thông tư số 07/2015/TT – BYT ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Y tế Quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều kiện cần đáp ứng của phòng khám chuyên khoa cần xin phê duyệt danh mục kỹ thuật:
Danh mục kỹ thuật của các phòng khám chuyên khoa được các cơ sở tự xây dựng dựa trên Danh mục kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 43/2013/TT – BYT và căn cứ vào các điều kiện sau đây:
– Phạm vi hoạt động chuyên môn, hình thức tổ chức, quy mô hoạt động của phòng khám đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và trình độ chuyên môn của Phòng khám.
3. Thủ tục thực hiện xin phê duyệt danh mục kỹ thuật phòng khám chuyên khoa:
3.1. Chuẩn bị hồ sơ xin phê duyệt danh mục kỹ thuật:
Thành phần hồ sơ xin phê duyệt danh mục kỹ thuật được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư 43/2016/TT – BYT. Cụ thể:
– Công văn đề nghị;
– Biên bản họp Hội đồng chuyên môn kỹ thuật;
– Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt bao gồm:
– Các kỹ thuật mà Phòng khám đang thực hiện; đang tổ chức triển khai thực hiện theo tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở mình; Các kỹ thuật của tuyến trên mà Phòng khám đang thực hiện; đang tổ chức triển khai thực hiện; (trong trường hợp phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu)
– Các kỹ thuật quy định cho tuyến chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám cần bổ sung; Các kỹ thuật của tuyến trên cần bổ sung mà Phòng khám đã có đủ điều kiện thực hiện được; (trong trường hợp phê duyệt danh mục kỹ thuật bổ sung)
– Hồ sơ mô tả năng lực của Phòng khám về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị y tế; hiệu quả kinh tế – xã hội và phương án triển khai thực hiện kỹ thuật.
– Bảng danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt phải được trình bày theo đúng kết cấu (viết đúng chuyên khoa, số thứ tự kỹ thuật, tên kỹ thuật) của Danh mục kỹ thuật.
3.2. Nộp hồ sơ phê duyệt danh mục kỹ thuật:
Phòng khám nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Thông tư 43/2016/TT – BYT, cụ thể là Sở Y tế.
– Cơ quan nhà nước tiếp nhận và xem xét hồ sơ:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét xác định hồ sơ hợp lệ hoặc chưa hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho Phòng khám để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể tài liệu bổ sung và các nội dung phải sửa đổi, bổ sung. Phòng khám phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo nội dung của văn bản thông báo và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp Phòng khám đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì phải tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Khoản này cho đến khi hồ sơ đạt yêu cầu.
– Thẩm định:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức thẩm định và ban hành quyết định phê duyệt Danh mục kỹ thuật đối với Phòng khám.
Việc thẩm định được tiến hành trên hồ sơ, trường hợp cần thiết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập Hội đồng chuyên môn để thẩm định một phần hoặc toàn bộ danh mục kỹ thuật tại Phòng khám.
– Thời gian thực hiện: 20 – 25 ngày làm việc.
4. Những lưu ý khi thực hiện thủ tục xin phê duyệt danh mục kỹ thuật phòng khám chuyên khoa:
4.1. Lưu ý về danh mục kỹ thuật:
Khi thực hiện thủ tục xin phê duyệt danh mục kỹ thuật, cần lưu ý danh mục kỹ thuật Phòng khám đề xuất Sở Y tế phê duyệt cần phải trình bày theo đúng kết cấu quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT và Thông tư số 21/2017/TT-BYT.
Danh mục kỹ thuật đề nghị Sở Y tế phê duyệt phải do người hành nghề trực tiếp thực hiện đề xuất, phù hợp với năng lực thực tế (quy mô hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự) và được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám ký, xác nhận.
Phòng khám có trách nhiệm bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực có trình độ chuyên môn để thực hiện danh mục kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phòng khám có trách nhiệm thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về danh mục kỹ thuật của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để cơ quan, đơn vị và người dân biết.
4.2.. Lưu ý khi triển khai thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh:
Khi triển khai thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh, đơn vị phải xây dựng đề án triển khai theo quy định của Thông tư số 07/2015/TT-BYT, trong đề án phải đảm bảo các nội dung: Mô tả năng lực của Phòng khám về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị y tế; quy trình kỹ thuật dự kiến thực hiện theo quy định; giá dịch vụ dự kiến áp dụng; hiệu quả kinh tế – xã hội và phương án triển khai thực hiện. Khi xây dựng quy trình kỹ thuật phải căn cứ tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và quy mô hoạt động của đơn vị, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đơn vị ký tên, đóng dấu (nếu có).
Sau khi thực hiện đủ số ca thí điểm, cơ sở phải báo cáo bằng văn bản về Sở Y tế về việc có áp dụng chính thức hay không áp dụng chính thức kỹ thuật mới phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ áp dụng chính thức kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở phải thực hiện đầy đủ thành phần theo quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-BYT (lưu ý hồ sơ phải đính kèm quyết định cho phép triển khai thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới của Sở Y tế, bản sao hồ sơ bệnh án của các trường hợp triển khai thí điểm, bản sao chứng chỉ hành nghề, văn bằng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo về chuyên môn của người hành nghề thực hiện kỹ thuật…).
Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về thủ tục xin phê duyệt danh mục kỹ thuật cho phòng khám chuyên khoa. Để hiểu rõ hơn mọi băn khoăn, thắc mắc, vui lòng liên hệ với đội ngũ luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ, giải đáp mọi vấn đề liên quan từ việc chuẩn bị hồ sơ đến khi hoàn thành thủ tục qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 091 6162 618 & 097 8972 587 để được giải đáp và hỗ trợ dịch vụ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
==========================
Công ty Luật TNHH Tiền Phong
Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587
Email: Contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do pháp luật hoặc chính sách của nhà nước có sự thay đổi. Vui lòng liên hệ luật sư qua hotline 091 6162 618 & 097 8972 587 hoặc email contact@luattienphong.vn để được tư vấn.