• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

ĐIỂM MỚI TRONG THỦ TỤC CẤP CCHN/GPHN KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM 2024

Luật Tiền Phong Chứng chỉ hành nghề (CCHN) khám, chữa bệnh là tên gọi cũ nói về văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Tuy nhiên Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 đã thay đổi tên gọi của văn bản này, hiện tại được gọi là giấy phép hành nghề (GPHN) khám, chữa bệnh. Bài viết dưới đây với nội dung về việc so sánh thủ tục cấp CCHN/GPHN khám chữa bệnh cho người Việt Nam theo luật cũ và luật mới.

1. Những điểm mới của thủ tục cấp CCHN/GPHN khám chữa bệnh cho người Việt Nam

  • Luật khám chữa bệnh mới không dùng thuật ngữ chứng chỉ hành nghề mà được thay thế bằng thuật ngữ là “Giấy phép hành nghề”.
  • CCHN không ghi cụ thể thời hạn, nhưng GPHN được quy định có thời hạn là 05 năm (được ghi rõ trên GPHN).
  • Luật khám chữa bệnh năm 2009 có quy định điều khoản riêng về cấp CCHN cho người Việt Nam và điều khoản riêng cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tuy nhiên, Luật khám chữa bệnh 2023 gộp chung cả 3 đối tượng trên vào 1 điều khoản.
  • Người được cấp văn bằng đào tạo y sỹ trình độ trung cấp sau 31/12/2026 không được cấp giấy phép hành nghề với chức danh y sỹ (Khoản 7 Điều 121 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023).

2. So sánh thủ tục cấp CCHN/GPHN khám chữa bệnh cho người Việt Nam giữa Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 và Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023

 Luật khám chữa bệnh cũLuật khám chữa bệnh mới

(áp dụng từ 1/1/2024 đến 31/12/2026 – Điều 120 Luật khám chữa bệnh 2023)

Luật khám chữa bệnh mới

(áp dụng từ 1/1/2027 khi Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ – Điều 120 Luật khám chữa bệnh 2023)

Căn cứ pháp lý–          Điều 18, 19, Khoản 2 Điều 27 Luật khám chữa bệnh năm 2009;

–          Điều 5, 6 Nghị định 109/NĐ – CP.

–          Điều 30 Luật khám chữa bệnh năm 2023;

–          Khoản 2, Điều 126 Nghị định 96/2023/NĐ – CP;

–          Điều 130 Nghị định 96/2023/NĐ – CP.

–          Điều 30 Luật khám chữa bệnh năm 2023;

–          Điều 14 Nghị định 96/2023/NĐ – CP .

Cơ quan có thẩm quyềnSở Y tế
Tên gọiChứng chỉ hành nghềGiấy phép hành nghề
Hình thức nộp hồ sơNộp online hoặc trực tiếp (tuỳ từng tỉnh/thành phố).Nộp online trên hệ thống dịch vụ công của SYT hoặc nộp trực tiếp.Nộp online trên hệ thống dịch vụ công của SYT hoặc nộp trực tiếp.
Thời gian giải quyết60 ngày – cấp mới

30 ngày – cấp lại

30 ngày – cấp mới

15 ngày – cấp lại

Điều kiện người hướng dẫn thực hành–       Có chứng chỉ hành nghề;

–       Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với văn bằng của người thực hành, có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành và có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 3 năm trở lên.

(Điều 16 Nghị định 109/2016)

Người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành hoặc là người hành nghề có kinh nghiệm làm việc phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành từ 36 tháng trở lên.

(Điều 129 Nghị định 96/2023)

–          Có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung, đối tượng được hướng dẫn thực hành;

–          Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành;

–          Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.

(Điều 129 Nghị định 96/2023)

Các chức danh cấp CCHN/GPHN

1. Bác sỹ, y sỹ

2. Điều dưỡng viên

3. Hộ sinh viên.

4. Kỹ thuật viên

5. Lương y

6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

a) Bác sỹ;

b) Y sỹ (Người được cấp văn bằng đào tạo y sỹ trình độ trung cấp sau 31/12/2026 không được cấp giấy phép hành nghề với chức danh y sỹ);

c) Điều dưỡng;

d) Hộ sinh;

đ) Kỹ thuật y;

e) Dinh dưỡng lâm sàng;

g) Cấp cứu viên ngoại viện;

h) Tâm lý lâm sàng;

i) Lương y;

k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Cơ sở hướng dẫn thực hành

Bác sỹ: bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện);

Y sỹ: bệnh viện;

Hộ sinh viên: bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh;

Điều dưỡng viên, kỹ thuật viên: tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bác sỹ: Bệnh viện;

Y sỹ: bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế xã/phường/thị trấn;

Điều dưỡng: bệnh viện;

Hộ sinh: bệnh viện hoặc nhà hộ sinh hoặc trạm y tế xã (có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa sản);

Kỹ thuật y: bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở chuyên môn từng kỹ thuật (ví dụ: xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, phục hình răng …);

Dinh dưỡng lâm sàng: bệnh viện và có bộ phận chuyên môn về dinh dưỡng;

Cấp cứu viên ngoại viện: bệnh viện, cơ sở cấp cứu ngoại viện;

Tâm lý lâm sàng: bệnh viện hoặc cơ sở tâm lý lâm sàng (có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa tâm thần hoặc có bộ phận chuyên môn về tâm lý lâm sàng).

Hồ sơ gồm có

Giống nhau

Ảnh chụp Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn
Giấy xác nhận quá trình thực hànhĐều yêu cầu có thời gian thực hành trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề /giấy phép hành nghề.

Khác nhau

Đơn xin cấp CCHN/GPHNMẫu 01 Phụ lục I NĐ 109/2016/NĐ-CP (cấp mới);

Mẫu 04 Phụ lục I NĐ 109/2016/NĐ-CP (cấp lại).

Mẫu 08 Phụ lục I NĐ 96/2023 (cấp mới và cấp lại chung 1 mẫu đơn)
Lý lịch tư phápCó yêu cầu (đối với trường hợp không thuộc diện cấp Giấy phép lao động)Không yêu cầu
Giấy khám sức khoẻGiấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh – yêu cầu bản chínhGiấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp – Bản chính hoặc bản sao hợp lệ.
Văn bằng chuyên mônThể hiện là bác sỹ hoặc các chức danh được cấp chứng chỉ hành nghề.Văn bằng chuyên môn thể hiện là bác sĩ hoặc các chức danh được cấp giấy phép hành nghề.

Trường hợp đề nghị cấp giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa ngoài văn bằng chuyên môn phải nộp thêm bản sao hợp lệ của một trong các văn bằng chuyên khoa (Văn bằng bác sỹ nội trú theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định này; Văn bằng chuyên khoa cấp I theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định này; Văn bằng chuyên khoa cấp II theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định này; Văn bằng thạc sỹ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; Văn bằng tiến sỹ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh) Điểm c Khoản 1 Điều 130 Nghị định 96/2023.

 

Hoặc

Giấy phép hành nghề đã được thừa nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thừa nhận giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).

Không yêu cầu văn bằng chuyên môn.

Yêu cầu:

Văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp kết quả đánh giá năng lực đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);

Hoặc

Giấy phép hành nghề đã được thừa nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thừa nhận giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế).

Thời gian thực hành để cấp GPHN –          Bác sỹ: 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện);

–          Y sỹ: 12 tháng thực hành tại bệnh viện;

–          Hộ sinh viên: 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh;

–          Điều dưỡng viên, kỹ thuật viên: 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

–          Bác sỹ (12 tháng): 09 tháng thực hành chuyên môn và 03 tháng thực hành về hồi sức cấp cứu;

–          Y sỹ (9 tháng): 06 tháng thực hành chuyên môn và 03 tháng thực hành về hồi sức cấp cứu;

–          Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y (6 tháng): 05 tháng thực hành chuyên môn và 01 tháng thực hành về hồi sức cấp cứu;

–          Dinh dưỡng lâm sàng: 6 tháng;

–          Cấp cứu viên ngoại viện (6 tháng): 03 tháng thực hành chuyên môn và 03 tháng thực hành về hồi sức cấp cứu;

–          Tâm lý lâm sàng: 9 tháng

Sơ yếu lý lịchCó xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú.Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề.

Giấy xác nhận thực hành

Giấy xác nhận quá trình thực hành hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người có văn bằng tốt nghiệp mà tiếp tục học chuyên khoa thì sau khi hoàn thành đào tạo chuyên khoa được thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa (không phải thực hành chuyên khoa theo quy định tại Điều 129 Nghị định này).

Trường hợp người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa nhưng không nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề trong vòng 24 tháng kể từ ngày được cấp văn bằng chuyên khoa thì phải thực hành lại về chuyên khoa đó đủ thời gian theo quy định tại Điều 129 Nghị định này trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.

3. Nhận xét chung về thủ tục cấp CCHN/GPHN khám chữa bệnh cho người Việt Nam 2023

  • Chưa có quy định cụ thể về yêu cầu của Giấy khám sức khỏe tại thời điểm nộp hồ sơ có cần được cấp không quá 12 tháng hay không;
  • Chưa quy định cụ thể về trường hợp bác sỹ Việt Nam nhưng thực hành tại nước ngoài thì Giấy xác nhận thực hành cần có những thông tin như thế nào; Luật cũ và mới về giấy thực hành này có quy định giống nhau không.
  • Chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh.

Kết luận:

Cùng với sự thay đổi của tên gọi, đối với thủ tục cấp CCHN/GPHN khám, chữa bệnh cho người Việt Nam đã có những sự thay đổi đáng chú ý. Sự thay đổi này để phù hợp với sự phát triển của kinh tế – xã hội ngày nay.

Mặc dù Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 đã có quy định về thủ tục này nhưng các quy định chưa được hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, đến thời điểm này, trên thực tế, các Sở Y tế đang tạm dừng các thủ tục liên quan đến lĩnh vực khám, chữa bệnh để đợi hướng dẫn từ cơ quan cấp trên có thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là bài chia sẻ, tư vấn về ĐIỂM MỚI TRONG THỦ TỤC CẤP CCHN/GPHN KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM 2024 của Luật Tiền Phong. Chúng tôi mong rằng những chia sẻ trên giúp cho khách hàng có thêm những thông tin và hiểu biết cơ bản về thủ tục này.

Nếu có bất cứ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.

===================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386