
ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC CHO NGƯỜI VIỆT NAM
Luật Tiền Phong – Chứng chỉ hành nghề dược là một văn bằng quan trọng cho những người làm trong lĩnh vực dược. Chứng chỉ này không chỉ là một phần của sự phát triển cá nhân của họ mà còn là hành trình không ngừng nghỉ để cập nhật kiến thức và duy trì kiến thức.
Căn cứ Điều 13 Luật Dược 2016 thì để được cấp chứng chỉ hành nghề dược, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau:
1. Điều kiện về văn bằng chuyên môn
Cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề dược cần có văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược như sau:
– | Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ); |
– | Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa; |
– | Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền; |
– | Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học; |
– | Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học; |
– | Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược; |
– | Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược; |
– | Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y; |
– | Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền; |
– | Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược; |
– | Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật Dược 2016 này có hiệu lực: + Giấy chứng nhận là lương y được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp. |
2. Điều kiện về thời gian thực hành
Thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề dược thì tùy thuộc vào văn bằng chứng chỉ của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược, vị trí hành nghề mà có thời gian thực hành nghề khác nhau.
Có thời gian thực hành tại: 1) cơ sở dược, bao gồm: cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam hoặc 2) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề. Cụ thể thời gian thực hành như sau:
– | Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược do không có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược; |
– | Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì thời gian thực hành được giảm như sau: Thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học được giảm: + 3/4 thời gian đối với người có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành; + 1/2 thời gian đối với người có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành. |
– | Đối với người có văn bằng chuyên môn là giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật Dược có hiệu lực thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. |
3. Điều kiện về sức khỏe
Đảm bảo sức khỏe để hành nghề dược được thể hiện bằng Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra, người xin cấp chứng chỉ hành nghề dược không thuộc một trong các trường hợp sau:
– | Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án; quyết định của Tòa án. |
– | Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. |
4. Các đối tượng cần phải có chứng chỉ hành nghề dược
Theo quy định tại Điều 11 Luật Dược 2016 thì các vị trí công việc bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề dược là:
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược. | 2. Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc. | 3.Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. |
5. Hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề nghề dược
– | Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược (theo mẫu số 02 Phụ lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP); |
– | 02 Ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng, nền trắng; |
– | Bản sao chứng thực văn bằng chuyên môn; |
– | Bản gốc giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược; |
– | Bản gốc hoặc bản sao chứng thực giấy xác nhận về thời gian thực hành (nếu thực hành tại nhiều cơ sở thì thời gian thực hành là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở khác nhau nhưng phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành của từng cơ sở); |
– | Một số giấy tờ chứng minh thời gian thực hành là thực (trong trường hợp Sở Y tế yêu cầu) như: Hợp đồng thực hành, Quyết định phân công nhiệm vụ, Quyết định hết thời gian thực hành, ….. |
– | Bản sao chứng thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; |
– | Phiếu lý lịch tư pháp; |
– | Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược; |
– | Trường hợp cấp chứng chỉ bị thu hồi thì chỉ cần nộp đơn. |
Trên đây là bài chia sẻ, tư vấn về ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC CHO NGƯỜI VIỆT NAM của Luật Tiền Phong. Chúng tôi mong rằng những chia sẻ trên giúp cho khách hàng có thêm những thông tin và hiểu biết cơ bản về thủ tục này.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.
===================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội