• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thành lập Viện nghiên cứu nông nghiệp, giống cây trồng

(Luật Tiền Phong) – Nông nghiệp là một trong các lĩnh vực chủ đạo của nước ta. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, chuyên môn hóa luôn là nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước. Việc nghiên cứu chuyên sâu để có những giải pháp tốt cho nông nghiệp, đồng thời thực hiện các dịch vụ tương ứng để “thực hành tốt sản xuất” chính là mong đợi của các nhà lãnh đạo đối với các đơn vị, tổ chức. Viện nghiên cứu sẽ là một trong các đơn vị như thế – sát sao trong việc nghiên cứu và tiên phong trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào thực tế.

Thành lập Viện nghiên cứu nông nghiệp, giống cây trồng

Thành lập Viện nghiên cứu nông nghiệp, giống cây trồng

Việt Nam chúng ta là đất nước nông nghiệp, được thiên nhiên ưu đãi, đa dạng về chủng loại, giống cây trồng và dược liệu quý. Nhiều địa phương có thế mạnh về phát triển nông nghiệp nhưng chưa khai thác hết được tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng. Nhiều giống cây trồng và dược liệu quý trong tự nhiên dần bị khai thác cạn kiệt, bên cạnh đó các hình thức canh tác hạn chế, sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng làm ảnh hưởng đến môi trường sống và làm cho chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp và dược liệu giảm, năng suất không được cao, phương pháp bảo quản, chế biến nông sản chưa phù hợp, bào chế dược liệu chưa đúng quy trình kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm và gây thất thoát lãng phí. 

Từ đó, nhiều nhà khoa học đã ấp ủ thành lập viện nghiên cứu để cùng nghiên cứu, cho ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề trên. Vậy để thành lập viện nghiên cứu về nông nghiệp, giống cây trồng thì cần những điều kiện gì và bắt đầu từ đâu?

Người đứng đầu Viện nghiên cứu yêu cầu như thế nào?

Người đứng đầu (Viện trưởng) cần đáp ứng những yêu cầu sau:

–  Về trình độ chuyên môn: có chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp, giống cây trồng là lĩnh vực chính của Viện. Trình độ đại học trở lên, đặc biệt ưu tiên Viện trưởng trình độ tiến sĩ. Các bằng chuyên môn đáp ứng có thể kể đến như: ngành sinh học của trường Đại học Khoa học tự nhiên, ngành nông học của Học viện Nông nghiệp hay các ngành như trồng trọt, bảo vệ thực vật,…. Thực tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp có rất nhiều trường/học viện đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau. Việc đánh giá đáp ứng hay không Luật Tiền Phong sẽ hỗ trợ khách hàng.

–  Về độ tuổi: Luật Khoa học và Công nghệ cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan không giới hạn về độ tuổi của người đứng đầu Viện. Thực tế các trường hợp hết độ tuổi lao động theo quy định của Bộ luật lao động về nghỉ hưu lại càng được khuyến khích vì họ là những người đã có kinh nghiệm già dặn, miễn đảm bảo sức khỏe để tham gia các hoạt động của Viện.

–   Người đứng đầu Viện phải là lao động tự do, không công tác tại cơ quan, tổ chức nào.

Ai có thể tham gia làm việc tại Viện nghiên cứu?

–  Viện nghiên cứu là nơi tập hợp các nhà khoa học. Do đó, đối với Viện nghiên cứu nông nghiệp, giống cây trồng cần sự tham gia của các nhân sự có trình độ từ đại học trở lên trong lĩnh vực liên quan về nông nghiệp, giống cây trồng. Khuyến khích các nhân sự có trình độ tiến sĩ tham gia hoạt động nghiên cứu tại Viện.

–  Viện cần có tối thiểu 05 nhân sự làm việc (theo quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ). Số lượng này có thể điều chỉnh phù hợp với quy chế của các tổ chức chính trị, xã hội nếu Viện là thành viên của các tổ chức đó, ví dụ như Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam).

–  Nhân sự làm việc tại Viện cần đáp ứng: có tối thiểu 30% nhân sự có trình độ chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu chính của Viện, 40% nhân sự làm việc toàn thời gian. Như vậy tức là cá nhân làm việc tại các cơ quan, đơn vị khác cũng có thể tham gia làm việc tại Viện nếu được sự cho phép của cơ quan làm việc hiện tại cũng như có khả năng đáp ứng công việc theo hình thức kiêm nhiệm.

Thành lập Viện nghiên cứu nông nghiệp thì cần bao nhiêu vốn đầu tư?

Bên cạnh vấn đề về chuyên môn thì vốn đầu tư cần bao nhiêu chính là câu hỏi được quan tâm nhất của những người sáng lập. Vì nếu khả năng không cho phép thì đam mê cũng khó lòng được thực hiện.

Không có quy định về số vốn tối thiểu của Viện là bao nhiêu mà điều này tùy thuộc vào tình hình thực tế của đơn vị trên cơ sở đảm bảo đủ để duy trì hoạt động của Viện trong ít nhất 1 năm đầu. Đảm bảo duy trì tức là:

+   Trả lương cho người lao động;

+   Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu;

+   Trang bị máy móc, thiết bị để phục vụ cho nghiên cứu;

+    ….

Vốn góp của Viện nghiên cứu từ những nguồn nào?

Viện nghiên cứu có thể do các cá nhân hoặc tổ chức cùng góp vốn thành lập. Cũng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà quy định về thành viên góp vốn là khác nhau, cơ quan chủ quản của Viện là khác nhau. Trường hợp cụ thể hãy liên hệ với Luật Tiền Phong để được tư vấn cho phù hợp với nhu cầu và “đặc tính” của Viện.

Qua các phân tích trên, khách hàng đã có cái nhìn khái quát nhất về việc thành lập một Viện nghiên cứu nói chung và Viện nghiên cứu về nông nghiệp, giống cây trồng nói riêng. Các yếu tố khác liên quan cũng như Thủ tục thực hiện khách hàng có thể tham khảo thêm tại bài viết của Luật Tiền Phong hoặc liên hệ 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng , số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386