• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Cá nhân khi sinh ra có những quyền gì?

Cá nhân khi sinh ra có những quyền gì?

Luật Tiền Phong – Sinh thời, Hồ Chủ Tịch đã nói: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. … quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Vậy trong thời kỳ hòa bình, khi xã hội phát triển thì pháp luật quy định về quyền nhân thân của mỗi người như thế nào?

1.  Quyền nhân thân là gì?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 25 thì quyền nhân thân được định nghĩa là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Mọi người đều có quyền nhân thân, từ khi họ sinh ra, không phân biệt giới tính, tôn giáo, giai cấp,..

Trong các trường hợp đặc biệt đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hay người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người đó phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

2.  Các quyền nhân thân cụ thể được quy định tại Bộ luật dân sự 2015

  • Quyền đối với họ, tên

Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có)Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

Quyền đối với họ và tên là một quyền nhân thân của cá nhân. Cá nhân có quyền này kể từ khi sinh ra. Tuy nhiên, cá nhân cũng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp như: tên gây nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tình cảm mọi người trong gia đình, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi khi nhận nuôi,…

Cá nhân khi sinh ra có những quyền gì?

Cá nhân khi sinh ra có những quyền gì?

  • Quyền xác định, xác định lại dân tộc:

Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tọc của cha đẻ, mẹ đẻ. Cá nhân cũng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

+ Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

+ Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

  •  Quyền được khai sinh, khai tử

Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh và Cá nhân chết phải được khai tử.

  • Quyền đối với quốc tịch

Cá nhân có quyền có quốc tịch. Và việc xác định, thay đổi, nhập, thôi hay trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam quy định.

  • Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

 Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

  • Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Pháp luật bảo đảm điều đó. Bất cứ ai xâm phạm điều nầy đều bị chịu hình phạt thích đáng.

  • Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

 Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

  • Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Cá nhân có quyền hiến/nhận mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

  • Quyền xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính
  • Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
  • Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý hỗ trợ. Liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí 1900 6289 để được hỗ trợ!

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386