• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thủ tục bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản

(Luật Tiền Phong) – Khi thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Trình tự thực hiện ra sao? Luật Tiền Phong đã có bài viết hướng dẫn cho vấn đề này.

Thủ tục bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản

Thủ tục bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản

1.  Điều kiện của tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay

Không phải tài sản nào cũng được thế chấp bảo đảm tiền vay mà cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Theo quy định của pháp luật đối với tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay gồm:

  • Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của Bên thế chấp, có Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của Bên thế chấp;
  • Bên thế chấp là người có quyền sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng khác) phải được đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp Luật;
  • Tài sản thế chấp là tài sản được phép giao dịch theo quy định của Pháp luật;
  • Tài sản thế chấp không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý tại thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp. Tài sản không bị kê biên, bên thế chấp chịu trách nhiệm trước pháp Luật về tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản thế chấp;
  • Có bảo hiểm tài sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm;
  • Tài sản thế chấp là đất thuê đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có thời hạn sử dụng đất còn lại trên 05 năm tính từ ngày trả nợ cuối cùng khi vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội.

2.  Hồ sơ bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản

Bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 01 bản chính (lưu Ngân hàng Chính sách xã hội);
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (trong trường hợp pháp luật quy định tài sản thế chấp phải mua bảo hiểm): 01 bản chính (lưu Ngân hàng Chính sách xã hội);
  • Căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân của Bên thế chấp: 01 bản sao (lưu Ngân hàng Chính sách xã hội);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật…(trong trường hợp Bên thế chấp là tổ chức kinh tế): 01 bản sao có công chứng hoặc chứng thực (lưu Ngân hàng Chính sách xã hội);
  • Văn bản chấp thuận dùng tài sản sở hữu chung để thế chấp (trường hợp Bên thế chấp là: Tổ chức kinh tế Nhà nước, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên…): 01 bản chính (lưu Ngân hàng Chính sách xã hội);
  • Văn bản ủy quyền cử người đại diện thế chấp và sử dụng tài sản để thế chấp (trường hợp phải có theo quy định): 01 bản chính có công chứng (lưu Ngân hàng Chính sách xã hội);
  • Biên bản xác định giá trị tài sản thế chấp (theo mẫu): 03 bản chính (01 bản lưu Bên thế chấp, 02 bản lưu Ngân hàng Chính sách xã hội);
  • Hợp đồng thế chấp tài sản (theo mẫu): 05 bản chính có công chứng (01 bản lưu người vay, 01 bản lưu Bên thế chấp, 01 bản lưu tổ chức Công chứng, 01 bản lưu cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm, 01 bản lưu Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục);
  • Giấy tờ khác làm cơ sở định giá tài sản thế chấp (nếu có): 01 bản sao (lưu Ngân hàng Chính sách xã hội);

3.  Trình tự thực hiện bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản

Bước 1. Bên thế chấp xuất trình Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và gửi kèm các giấy tờ có liên quan đến hồ sơ thế chấp tới Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.

Bước 2.

–  Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục thẩm định tài sản thế chấp, nếu:

+ Tài sản thế chấp không đủ điều kiện bảo đảm cho khoản vay: Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục thông báo cho Bên thế chấp.

+ Tài sản thế chấp đủ điều kiện bảo đảm cho khoản vay: Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục và Bên thế chấp xác định giá trị tài sản thế chấp, lập Biên bản xác định giá trị tài sản thế chấp.

–  Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục và Bên thế chấp thỏa thuận lập Hợp đồng thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp tài sản, đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Bên thế chấp giao/nộp bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Tiền Phong về chuẩn bị hồ và thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc hãy liên hệ 091 616 2618/ 0976 714 386 để được Luật Tiền Phong hỗ trợ.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386