(Luật Tiền Phong) – Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp hiện nay không còn là vấn đề xa lạ, Hiểu gì góc độ pháp lý dịch chuyển nhượng được coi là một giao dịch dân sự nhằm thiết lập một số quyền và nghĩa vụ liên quan tới việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp. Dưới góc độ thể thao, dịch chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp được coi là một sự dịch chuyển các vận động viên về những câu lạc bộ mà tại đó vận động viên cho rằng mình có đủ điều kiện để thi đấu tối đa khả năng của mình.
Bài viết dưới đây Luật Tiền Phong xin giới thiệu quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp mời các bạn tham khảo:
Về hình thức hợp đồng
Theo điều 48 luật thể dục thể thao 2006, hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp bắt buộc phải được lập thành văn bản. Hợp đồng này sẽ đáp ứng được các điều kiện cơ bản của luật Dân sự đó là: Đảm bảo sự Tự do tự nguyện về ý chí chủ thể thiết lập phải có năng lực hành vi dân sự nội dung các điều khoản phải phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành.
Về nội dung hợp đồng:
Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp do các bên thoả thuận và phải bao gồm các nội dung cơ bản như sau đây:
a) Đối tượng chuyển nhượng;
b) Các bên tham gia chuyển nhượng;
c) Hình thức và phạm vi chuyển nhượng;
d) Thời gian chuyển nhượng;
đ) Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
g) Trách nhiệm và mức bồi thường của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
h) Cơ quan giải quyết tranh chấp;
i) Các nội dung khác do các bên thoả thuận.
Nếu các bạn mong muốn có một bản hợp đồng chuẩn mực theo quy định của pháp luật có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 62 89 của chúng tôi để được hỗ trợ.
>>> Thủ tục thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
>>> Quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 1900 6289
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 25B1, toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội