• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Quy định mới về nguyên tắc trình bày văn bản quy phạm pháp luật

(Luật Tiền Phong)  – Văn bản quy phạm pháp luật được trình bày theo thể thức như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong thời gian gần đây khi kỹ thuật xây dựng và ban hành pháp luật thể hiện khá nhiều yếu kém, hẳn nhiều người biết Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự 2015 đang bị hoãn thi hành để rà soát, hiệu chỉnh lỗi kỹ thuật xây dựng pháp luật.

Luật Tiền Phong xin giới thiệu quy định mới của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong Nghị quyết số: 51/2017/UBTVQH14, ban hành ngày 14/3/2017 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật nhằm đặt ra các quy định nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật.

Quy định mới về nguyên tắc trình bày văn bản quy phạm pháp luật

Quy định mới về nguyên tắc trình bày văn bản quy phạm pháp luật

Về phạm vi:

Nghị quyết 51 điều chỉnh hoạt động xây dựng văn bản pháp luật là Luật và văn bản dưới luật, không bao gồm việc xây dựng hiến pháp.

Về thể thức, bố cục

Văn bản pháp luật phải có:

– Phần mở đầu: gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành, số, ký hiệu văn bản, địa danh, ngày tháng ban hành, tên văn bản, căn cứ ban hành văn bản.

Phần nội dung văn bản:

Bố cục văn bản cơ bản sẽ có: phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm.

Văn bản ban hành kèm theo văn bản khác chứa đựng các nội dung quy định về việc ban hành kèm theo văn bản đó, tổ chức thực hiện và hiệu lực của văn bản.

– Phần kết thúc văn bản:

Phần kết thúc luật, nghị quyết của Quốc hội gồm có thông tin về thời điểm Quốc hội thông qua, chức vụ, họ và tên người có thẩm quyền ký chứng thực và dấu của người có thẩm quyền ký chứng thực văn bản.

Phần kết thúc pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có chức vụ, họ và tên người có thẩm quyền ký văn bản và dấu của cơ quan ban hành văn bản.

Phần kết thúc nghị quyết liên tịch gồm có chức vụ, họ và tên người đứng đầu các cơ quan cùng ban hành văn bản, dấu của các cơ quan cùng ban hành văn bản và nơi nhận văn bản.

Phần kết thúc lệnh của Chủ tịch nước gồm có chức vụ, họ và tên người có thẩm quyền ký văn bản và dấu của cơ quan ban hành văn bản.

Phần kết thúc quyết định của Chủ tịch nước gồm có chức vụ, họ và tên người có thẩm quyền ký văn bản, dấu của cơ quan ban hành văn bản và nơi nhận văn bản.

Về kỹ thuật trình bày văn bản

Văn bản phải được sắp xếp theo bố cục nêu trên, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; cách diễn đạt phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu. Trong văn bản có từ ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì từ ngữ đó phải được giải thích. Trong văn bản có từ ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì từ ngữ đó phải được giải thích.

Việc viện dẫn văn bản có liên quan phải ghi đầy đủ tên loại văn bản, tên gọi của văn bản và số, ký hiệu văn bản.

Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều phải xác định rõ phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ.

Nghị quyết 351 còn quy định mẫu các văn bản quy phạm: bộ luật, luật, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật…

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2017.

Luật Tiền Phong cung cấp toàn văn Nghị quyết 51 cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu thông qua email contact@luattienphong.vn.

Mọi chia sẻ, trao đổi liên quan đến văn bản pháp luật các bạn có thể liên hệ 091 616 2618/0976 714 386 để được hỗ trợ.

===============================

BAN BIÊN TẬP TIN TỨC PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG 

Hotline: 091 616 2618/0976 714 386

Hotmail: contact@Luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386