Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng

Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng

Luật Tiền Phong – Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở tôn trọng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi hợp đồng được xác lập đều đảm bảo tuân thủ pháp luật. Vì vậy, pháp luật dân sự đã quy định về việc tuyên hợp đồng vô hiệu. Vậy các trường hợp vôn hiệu của hợp đồng là gì?

1.  Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015).

2.  Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng

–  Hợp đồng vô hiệu do do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội:

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Khi hợp đồng thỏa thuận và xác lập những nội dung vi phạm điều cấm và đạo đức của xã hội thì vô hiệu.

Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng
Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng

–  Hợp đồng vô hiệu do giả tạo:

Hợp đồng được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì hợp đồng giả tạo đó bị vô hiệu.

–  Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện:

Người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mới là người có khả năng làm chủ về nhận thức, mong muốn cũng như điều kiện của bản thân để xác lập hợp đồng trong giao dịch với bên khác. Do đó, những người như: chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không thể tự mình xác lập hợp đồng một cách khách quan.

–  Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn:

–  Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép:

Hợp đồng là sự thỏa thuận, pháp luật cũng tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Như vậy, nếu việc xác lập và ký kết là do bị lừa dối hay cưỡng ép thì sẽ bị vô hiệu để đảm bảo cho quyền lợi của bên bị lừa dối, cưỡng ép.

–  Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình:

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu nếu như chứng minh được về việc không nhận thức được vào thời điểm đó của bản thân.

–  Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:

Hình thức cũng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đối với một số trường hợp. Do đó, nếu không đảm bảo về hình thức thì hợp đồng vô hiệu.

–  Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được:

Ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

Khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

Khi băn khoăn, hãy nhấc điện thoại và gọi cho chúng tôi. Các Luật sư và Chuyên viên của Luật Tiền Phong sẽ giúp đỡ bạn tháo gỡ những vướng mắc đó. Hãy nhớ đến 091 616 2618/ 0976 714 386 khi bạn gặp những phiền toán liên quan đến pháp luật.

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *