Luật Tiền Phong – Chúng ta có thể gặp khá nhiều các biển quảng cáo cỡ lớn trên đường đi được đặt ở khu cánh đồng, khu có vị trí rộng để đặt được những tấm biển lớn mà nhiều người qua lại dễ bắt gặp. Vậy việc đặt những biển quảng cáo lớn như vậy có phải xin phép cơ quan nào hay không?
Đối với bảng quảng cáo đứng độc lập hoặc gắn vào các công trình xây dựng có sẵn có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên thì phải xin phép cơ quan có thẩm quyền về việc này (Theo quy định tại Điều 31 Luật Quảng cáo 2012).
Theo đó, quá trình xin phép đặt biển quảng cáo cỡ lớn được tiến hành như sau:
1. Về hồ sơ đề nghị
Tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thực hiện quảng cáo (theo mẫu);
2. Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện quảng cáo; Đối chiếu với bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính khi nộp hồ sơ;2.
3. Bản photocopy giấy tờ chứng minh sự phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn và kỹ thuật theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi, biểu tượng; Đối chiếu với bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính khi nộp hồ sơ;
4. Mẫu (maket) sản phẩm quảng cáo in mầu thể hiện rõ nội dung quảng cáo, kích thước, tên đơn vị thực hiện quảng cáo, số giấy phép và thời hạn giấy phép; có đóng dấu của tổ chức, chữ ký của cá nhân đề nghị cấp giấy phép (02 bản);
5. Tổ chức, cá nhân khi dùng hình ảnh, danh nghĩa của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân đó;
6. Quảng cáo về chương trình khuyến mại phải có văn bản tiếp nhận đăng ký nội dung chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại;
7. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế, Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tuỳ theo từng loại hàng hoá, dịch vụ thì yêu cầu các loại giấy tờ khác nhau.
8. Ngoài các giấy tờ đã nêu trên còn phải có các loại giấy tờ sau:
– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Trong trường hợp thuê đất, chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo phải có văn bản thỏa thuận hoặc bản sao hợp đồng thuê đất với người có quyền sử dụng đất hợp pháp có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo; trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước thì phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý công trình đã có từ trước;
– Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng, mặt cắt móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
2. Trình tự thực hiện
– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; nhận giấy biên nhận nộp hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tiếp nhận, thụ lý giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo hẹn. Trong trường hợp cần xác minh, Sở sẽ có công văn trả lời để tổ chức, cá nhân biết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Tiền Phong về việc đặt các biển quảng cáo lớn. Nếu còn thắc mắc hoặc nhu cầu trao đổi, đóng góp ý kiến vui lòng điện thoại cho chúng tôi theo số 1900 6289 hoặc thông qua hòm thư điện tử: contact@luattienphong.vn.
Trân trọng!
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.