Thế nào là chứng nhận lãnh sự?

Luật Tiền Phong – Có nhiều trường hợp giấy tờ, tài liệu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của một nước muốn hoặc có nhu cầu cần sử dụng tại một nước khác. Vậy trường hợp này cá nhân, tổ chức có cần làm thủ tục gì để được sử dụng giấy tờ, tài liệu đó hay không hay sẽ đương nhiên có giá trị? Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giải đáp về câu hỏi này.

Thế nào là chứng nhận lãnh sự?
Thế nào là chứng nhận lãnh sự?

1.  Chứng nhận lãnh sự là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự quy định “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

Như vậy, muốn sử dụng giấy tờ, tài liệu được cấp bởi  một nước tại một nước khác thì phải thực hiện thủ tục chứng nhận lãnh sự.

2.  Giấy tờ, tài liệu có thể/không được chứng nhận lãnh sự

a.  Các giấy tờ, tài liệu có thể được chứng nhận lãnh sự bao gồm:

–  Văn bằng, chứng chỉ giáo dục, đào tạo;

–  Chứng nhận y tế;

–  Phiếu lý lịch tư pháp;

–  Giấy tờ, tài liệu khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.

b.  Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:

– Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.

– Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.

– Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.

– Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.

– Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

3.  Hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự

– Phiếu đề nghị chứng nhận giấy tờ (tải mẫu tại trang của Cục lãnh sự);

– Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

– 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

– Giấy tờ tài liệu cần chứng nhận lãnh sự, kèm theo một bản chụp giấy tờ.

Hồ sơ nộp tại Cục lãnh sự tại địa chỉ số 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

Luật Tiền Phong có thể giúp đỡ khách hàng:

–  Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục chứng nhận lãnh sự;

–  Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, trong đó có tờ khai tải tại trang thông tin của Cục lãnh sự;

–  Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền, xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có);

–  Nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng.

Luật Tiền Phong với phương châm Tận tâm – Chuyên nghiệp luôn đặt hiệu quả và lợi ích của khách hàng lên trên hết trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289 để được hỗ trợ.

Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *