Luật Tiền Phong – Trong một số trường hợp, việc nhập khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm, nghiên cứu hoặc giới thiệu tại hội chợ, triển lãm phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật Tiền Phong xin được tư vấn về thủ tục nhập khẩu giống thủy sản theo quy định của pháp luật hiện hành trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm:
Tư vấn thủ tục nhập khẩu giống thủy sản
-
1. Trường hợp phải xin phép khi nhập khẩu giống thủy sản
Trường hợp giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc chưa có văn bản công nhận giống thủy sản mới thì phải được cấp phép khi nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu hoặc giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.
Trường hợp giống thủy sản không thuộc các đối tượng nêu trên thì phải làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định pháp luật khi tiến hành nhập khẩu.
-
2. Thủ tục đăng ký nhập khẩu giống thủy sản
Hồ sơ đăng ký nhập khẩu giống thủy sản bao gồm một số giấy tờ, tài liệu như sau:
- – Đơn đăng ký nhập khẩu (theo mẫu);
- – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (bản sao, chỉ nộp lần đầu);
- – Ảnh chụp/bản vẽ mô tả giống thủy sản (kèm tên khoa học, tên thương mại);
- – Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của giống thủy sản;
- – Văn bản cho phép khảo nghiệm hoặc đề cương khảo nghiệm giống thủy sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm);
- – Đề cương nghiên cứu giống thủy sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu);
- – Giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam và phương án xử lý sau thời gian sử dụng tại hội chợ, triển lãm (đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm).
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Tổng cục Thủy sản.
Thời hạn hiệu lực của giấy phép: 01 năm, kể từ ngày cấp.
Luật Tiền Phong chuyên tư vấn và hỗ trợ dịch vụ xin giấy phép xuất, nhập khẩu. Vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6289.