Tư vấn chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Hà Nội

(Luật Tiền Phong– Muốn chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, các bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền, đây là thủ tục mang tính khai báo với các cơ quan nhà nước Việt Nam về việc thương nhân nước ngoài đóng cửa văn phòng đại diện, không còn hoạt động nữa.

Luật Tiền Phong tư vấn để các bạn nắm được cách thức thực hiện việc “đóng cửa” này một cách nhanh nhất và ít chi phí nhất như sau:

Tư vấn chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Hà Nội
Tư vấn chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Hà Nội

1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện

Sở Công thương nới văn phòng đại diện hoạt động. Tại Hà Nội, các bạn liên hệ Sở Công thương thành phố tại số 331 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

2. Các trường hợp chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

  • Do nhu cầu của thương nhân nước ngoài và thể hiện bằng văn bản theo mẫu của nhà nước Việt Nam (Luật Tiền Phong sẽ cung cấp);
  • Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh
  • Quá thời hạn hoạt động 05 năm theo giấy phép thành lập văn phòng đại diện mà thương nhân không thực hiện thủ tục xin gia hạn;
  • Thương nhân bị thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
  • Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện không còn đáp ứng một trong những điều kiện theo quy định tại điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CPđể thành lập văn phòng đại diện (không còn được công nhận bởi pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Thương nhân nước ngoài chưa hoạt động đủ 01 năm tính đến thời điểm mở văn phòng đại diện, nội dung đăng ký văn phòng đại diện không phù hợp với pháp luật Việt Nam và cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên…)

3. Các việc cần làm trước khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Văn phòng đại diện cần:

  • Quyết toán thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, các loại thuế cần quyết toán gồm: thuế môn bài; thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu.
  • Xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.. cho người lao động làm việc tại văn phòng đại diện;
  • Trả dấu văn phòng đại diện tại cơ quan công an.

4. Tài liệu văn phòng đại diện cần chuẩn bị:

  • Các báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện gửi lên Sở Công thương trong thời gian văn phòng hoạt động. Các báo cáo phải thể hiện các nội dung như: Số lao động tại văn phòng đại diện, số tiền đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xác hội, thuế thu nhập cá nhân (nếu có), hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam,…
  • Giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện (bản chính);
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu của văn phòng;
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân cho những người lao động làm việc tại văn phòng;
  • Chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động làm việc tại văn phòng đại diện từ khi thành lập;
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với toàn bộ lao động làm việc tại văn phòng đại diện từ ngày thành lập;
  • Sao kê tài khoản ngân hàng của văn phòng;
  • Sổ quỹ tiền mặt của văn phòng tính đến thời điểm chấm dứt hoạt động;
  • Mẫu xác nhận lương cho toàn bộ lao động đã làm việc tại văn phòng từ khi thành lập đến thời điểm chấm dứt;
  • Hợp đồng thuê văn phòng, chứng từ về chi phí hoạt động văn phòng và chi phí hoạt động tại Việt Nam;
  • Thông báo mã số thuế nộp hộ của văn phòng đại diện;
  • Dấu của văn phòng đại diện (chỉ cần nộp khi làm thủ tục huỷ con dấu);

Lưu ý: trường hợp cơ quan nhà nước kiểm tra, đối chiếu phát hiện số liệu không khớp giữa các chứng từ với thực tế, phát sinh chi ngoài mà không khai báo thì văn phòng đại diện sẽ phải chịu phạt theo quy định của pháp luật.

5. Hồ sơ xin chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nộp tại cơ quan thẩm quyền

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện theo mẫu;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
  • Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
  • Bản sao văn bản của cơ quan cấp giấy phép không gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoặc bản sao quyết định thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện (trong trường hợp không gia hạn giấy phép).

6. Thời gian giải quyết hồ sơ:

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.

Nếu văn phòng đại diện của các bạn nằm trong các khu công nghiệp tại Hà Nội, thủ tục được thực hiện tại Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất thành phố Hà Nội.

Các bạn cần Luật Tiền Phong hỗ trợ thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện tại Hà Nội, vui lòng kết nối 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

>>> Hướng dẫn cách xin giấy phép mở văn phòng đại diện nước ngoài tại Hà Nội nhanh nhất

>>> Tư vấn chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Hà Nội

>>> Tư vấn thủ tục xin gia hạn giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Hà Nội

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội