(Luật Tiền Phong) – Kinh doanh đồ ăn là một vấn về thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, đã có nhiều khách hàng gọi điện đến hotline 091 616 2618/ 0976 714 386 để được tư vấn và hỗ trợ đăng ký kinh doanh. Sau đây Luật Tiền Phong xin trích dẫn một tình huống cụ thể để Quý khách hàng nắm rõ hơn về thủ tục đăng ký kinh doanh với mặt hàng là đồ ăn, uống.
KHÁCH HÀNG HỎI:
Xin chào Luật sư Luật Tiền Phong, tôi tên là Hoàng Thị Lan, hiện đang cư trú tại Hà Nội. Tôi mới được mẹ chồng truyền cho bí quyết nấu bánh cuốn ngon và sắp tới tôi muốn mở một cửa hàng kinh doanh bánh cuốn tại mặt phố Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Tôi dự định kinh doanh với quy mô nhỏ, có thuê một phụ bếp và một phục vụ bàn. Luật sư tư cho tôi hỏi, bán bánh cuốn phải đăng ký kinh doanh hay không? Tôi có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức nào và mặt hàng kinh doanh của tôi có phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không? Xin cảm ơn Luật sư.
LUẬT TIỀN PHONG TRẢ LỜI:
Chào bạn Lan, trước tiên chúng tôi xin cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gọi điện cho chúng tôi theo số 091 616 2618/ 0976 714 386 để được tư vấn. với những thông tin bạn cung cấp, Luật sư Luật Tiền Phong có thể giải đáp như sau:
1. Trường hợp cần thực hiện đăng ký kinh doanh
Để xác định việc bạn có cần đăng ký kinh doanh hay không, đầu tiên ta phải xác định các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định: 1.Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây thì không cần đăng ký kinh doanh:
Buôn bán rong là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả công việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b)Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c)Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d)Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
e)Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
f)Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Đối chiếu với trường hợp của bạn ,bạn có dự định mở một của hàng có sử dụng 2 lao động, có địa điểm bán hàng cố định nên bạn không thuộc trường hợp đã nêu trên, do đó bạn phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
3. Hình thức đăng ký kinh doanh
Căn cứ theo quy định định pháp luật, bạn có thể thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật với hình thức là hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP của chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp: Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể với các nội dung chính: Tên hộ kinh doanh; Địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại; email; Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ tên, chữ ký; địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân thành lập hộ
- Bản sao CMND, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình Hoặc cung cấp bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp hộ được thành lập từ một nhóm cá nhân.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, bạn nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi bạn đăng ký địa điểm kinh doanh, sau 03 ngày làm việc bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc sẽ có văn bản thông báo bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
3. Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,
- Nhà hàng ăn uống;
- Cơ sở dịch vụ ăn uống;
- Cơ sở bán thực phẩm, siêu thị, cửa hàng tiện lợi có bán thực phẩm;
- Nhà ăn; căng tin, quán ăn
Như vậy lĩnh vực kinh doanh của bạn thuộc trường hợp phải đăng ký xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
Bạn có thể tham khảo thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Tại đây
Trên đây là tư vấn của chúng tôi cho bạn Lan về các thủ tục cần lưu ý khi mở quán bán bánh cuốn có sử dụng dưới 10 lao động. Nếu bạn cần luật sư tư vấn thêm về thủ tục này vui lòng liên hệ 091 616 2618/ 0976 714 386 để được tư vấn chi tiết.
====================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.