Hoạt động môi giới lao động có phải xin phép không?

(Luật Tiền Phong) – Môi giới lao động động được hiểu là hoạt động giới thiệu lao động theo nhu cầu cho các đơn vị cần sử dụng lao động của bên trung gian. Về mặt pháp lý đây là một trong những nội dung nằm trong phạm vi được phép thực hiện của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Vậy hoạt động môi giới lao động có phải xin phép không hay doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp đều có thể thực hiện? Theo dõi bài viết sau đây của Luật Tiền Phong để có thông tin rõ hơn về vấn đề này.

Hoạt động môi giới lao động có phải xin phép không
Hoạt động môi giới lao động có phải xin phép không

1.  Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ việc làm

–  Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động:

+ Tư vấn nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;

+ Tư vấn việc làm cho người lao động lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; kỹ năng thi tuyển; tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước;

+ Tư vấn cho người sử dụng lao động tuyển dụng, quản lý lao động; quản trị và phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động và phát triển việc làm.

–  Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động:

+ Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm cho người sử dụng lao động cần tuyển lao động;

+  Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

+  Cung ứng, giới thiệu lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

–  Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động;

–  Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;

–  Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

2.  Điều kiện cấp giấy phép của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

–  Có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam;

– Có trụ sở hoạt động: Địa điểm đặt trụ sở phải ổn định và có thời hạn từ ít nhất là 03 năm (36 tháng); nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên;

– Có ký quỹ tại ngân hàng thương mại: số tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính.

3.  Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

–  Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;

–  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

–   Giấy xác nhận đã thực hiện ký quỹ (bản sao chứng thực);

–  Hồ sơ về địa điểm hoạt động: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Hợp đồng thuê địa điểm (nếu có).

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Sở Lao động thương binh và xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cấp giấy phép cho doanh nghiệp đề nghị. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4.  Dịch vụ hỗ trợ của Luật Tiền Phong 

Luật Tiền Phong hỗ trợ khách hàng các công việc cụ thể như:

– Tư vấn pháp luật và các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề khách hàng quan tâm;

– Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, soạn thảo hồ sơ theo quy định để thực hiện thủ tục;

– Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục tại cơ quan thẩm quyền, xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có);

– Nhận kết quả và bàn giao đến khách hàng.

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về vấn đề: Hoạt động môi giới lao động có phải xin phép không? Mọi băn khoăn về thủ tục vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 091 6162 618 để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục tại cơ quan thẩm quyền.

=====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline:  091 6162 618

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Phòng 25B1, Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội