Những biện pháp giám sát, giáo dục trong Luật Hình sự

(Luật Tiền Phong) – người được miễn trừ trách nhiệm hình sự sẽ bị áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục khi thoả mãn 1 số điều kiện nhất định.

Những biện pháp giám sát, giáo dục trong Luật Hình sự
Những biện pháp giám sát, giáo dục trong Luật Hình sự

Trong bài viết sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn về các biện pháp này, được quy định trong Luật Hình sự 2015, sửa đổi bởi Luật Hình sự 2017.

Điều kiện áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này.

Biện pháp khiển trách

Mục đích: nhằm giúp người dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ.

Đối tượng áp dụng:

Người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng;

b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.

Nghĩa vụ của người bị khiển trách:

a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;

b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

Thời hạn áp dụng biện pháp khiển trách: từ 03 tháng đến 01 năm.

Biện pháp hòa giải tại cộng đồng

Căn cứ áp dụng:

Biện pháp này áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng;

b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ Luật Hình sự gồm: Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản), trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện:

 Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

  • Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại;
  • Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
  • Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
  • Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Điều kiện áp dụng:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ  Luật Hình sự;

b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ Luật Hình sự .

Nghĩa vụ của người bị tổ chức giám sát giáo dục:

Người được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát, giáo dục phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

  • Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động;
  • Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn;
  • Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép;
  • Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
  • Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
  • Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn, có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Bạn có thể quan tâm:

Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

Quy định mới nhất về căn cứ nào để được miễn trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ người khác

Miễn trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ người khác

Các biện pháp giám sát người được miễn trách nhiệm hình sự

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội