Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

(Luật Tiền Phong) – pháp luật hình sự  Việt Nam có những chế định riêng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

Thế nào là người chưa thành niên?

Theo điều 21 Luật Dân sự 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Luật Dân sự chia ra các trường hợp:

  • Đủ 15 tuổi trở lên: thì được tham gia các giao dịch dân sự trừ giao dịch bất động sản, động sản phải đăng ký.
  • Người từ 6 đến chưa đủ 15 tuổi: khi itham gia các giao dịch dân sự phải có ý kiến đồng ý của người giám hộ trừ các giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
  • Người dưới 6 tuổi: không tham gia vào các giao dịch dân sự.

Như vậy, Luật Dân sự Việt Nam nhìn nhận người chưa thành niên là người chưa có đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình do hạn chế về độ tuổi và kinh nghiệm, kỹ năng sống. Do vậy, tuỳ vào độ tuổi và tính chất của giao dịch mà người chưa thành niên tham gia sẽ do người giám hộ thực hiện.

Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội

Luật Hình sự có chính sách áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo điều 91 Luật Hình sự 2015:

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp không được miễn trách nhiệm hình sự quy định tại điều 29 Luật Hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này như sau:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.”.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.

Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Một số quy định đặc biệt về hình phạt với người chưa thành niên

1/ Xác định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên: Điều 12 Luật Hình sự 2015, được sửa đổi bới Luật Hình sự 2017  quy định:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

2/ Người chưa thành niên  từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị coi là chuẩn bị phạm tội đối với các tội: Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản);

3/ Về hình phạt:

Không áp dụng hình phạt chung thân và tử hình đối với người chưa thành niên (điều 39, 40 Luật Hình sự 2015).

4/ Một số quy định đặc biệt: Nếu người nào xúi giục người chưa thành niên phạm tội; phạm tội với người dưới 16 tuổi là tình tiết tăng nặng.

Ý kiến của Luật Tiền Phong: Đánh giá đúng bản chất của hành vi phạm tội trong bối cảnh phạm tội, hoàn cảnh phạm tội, động cơ, mục đích… sẽ giúp nhìn nhận khách quan đối với hành vi. Qua đó hiện thực hoá các chính sách linh hoạt, nhân đạo của nhà nước dành cho người chưa thành niên. Đó chính là cách để giúp người đó đi qua sai lầm, làm lại cuộc đời, trao cho họ một cơ hội để phát triển bản thân.

Nếu các bạn gặp phải vấn đề về người chưa thành niên, vui lòng liên hệ với chúng tôi, chúng tôi có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho đối tượng này. Hotline 091 616 2618/ 0976 714 386 và Hotmail: contact@luattienphong.vn là nơi tiếp nhận thông tin, các bạn chú ý nhé.

>>> Quy định về lao động chưa thành niên

>>> Giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên

>>> Chính sách giám sát đối với người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự

==========================

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587

Email: Contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.