• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Tư vấn trường hợp xoá nợ thuế khi doanh nghiệp bị phá sản

(Luật Tiền Phong) – doanh nghiệp phá sản là doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng mất kiểm soát về tài chính, công nợ, hoặc bị chủ nợ đệ đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản.

Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, nghĩa vụ thuế như thế nào? có được xoá nợ thuế hay không? điều kiện xoá nợ thuế theo hướng dẫn mới nhất của chính phủ như thế nào mời các bạn tham khảo bài viết của chúng tôi dưới đây.

Tư vấn trường hợp xoá nợ thuế khi doanh nghiệp bị phá sản

Tư vấn trường hợp xoá nợ thuế khi doanh nghiệp bị phá sản

1.    Phá sản là gì?

Doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng phá sản là tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính do thua lỗ kéo dài hoặc gặp phải tình huống mất cân bằng tài chính nghiêm trọng không có khả năng chi trả nợ đến hạn. Cơ quan toà án hoặc chủ nợ, hoặc bên thứ ba có quyền yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Như vậy, phá sản là trường hợp toà án thực hiện các hoạt động tố tụng nhằm làm chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp theo thủ tục riêng biệt.

2.    Doanh nghiệp phá sản có phải nộp thuế hay không?

Trước khi xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp bị phá sản, cần tìm hiểu quy định của pháp luật về thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp phá sản được quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014, cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp phải nộp các khoản chi phí phá sản (cho toà án, quản tài viên, các cơ quan, tổ chức được phân công giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp).
  • Doanh nghiệp phải thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nếu có.
  • Doanh nghiệp phải nộp các khoản:
    • nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
    • khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ;
    • khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Căn cứ vào quy định trên thì doanh nghiệp thì phải nộp thuế sau khi thực hiện các khoản thanh toán khác cần thiết hơn (để giải quyết phá sản và để chi trả cho người lao động).

3.  Chính phủ có hướng dẫn xóa nợ thuế đối với doanh nghiệp phá sản

Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 94/2019/QH14 của chính phủ hướng dẫn thủ tục xoá nợ với doanh nghiệp phá sản như sau:

Thời điểm: doanh nghiệp phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp trước ngày 01 tháng 07 năm 2020.

Điều kiện: sau khi giải quyết thủ tục phá sản mà không còn tài sản để nộp thuế.  Các khoản nợ thuế đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và hoặc cơ quan thuế đã áp dụng các biện pháp hay thu hết số tài sản còn lại của doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đủ tiền thuế.

Các khoản tiền nợ thuế được xóa bao gồm thuế và cá khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật, trừ tiền sử dụng đất và tiền thuê đất.

4.  Hồ sơ xóa nợ thuế đối với doanh nghiệp phá sản

Doanh nghiệp bị phá sản muốn được xoá nợ thuế cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn yêu cầu phá sản;
  • Quyết định tuyên bố phá sản
  • Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản kèm theo phương án phân chia tài sản;
  • Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận và giải quyết xoá nợ thuế theo quy định. Doanh nghiệp cần thực hiện bước này để hồ sơ phá sản được giải quyết nhanh chóng.

5.  Dịch vụ của Luật Tiền Phong

Phá sản là việc chẳng ai mong muốn, không như nước ngoài, ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp phá sản là doanh nghiệp không thể, không còn cơ hội nào để hoạt động tiếp. Vì sao chúng tôi nói như thế? thực tế Luật Phá sản có quy định các trường hợp phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nhưng cơ chế để thực hiện việc này là vô cùng khó khăn và quy định của luật còn nhiều bất cập. Chưa kể tính chưa hợp lý của quy định này trong bối cảnh hiện nay khiến cho cơ chế phục hồi hoạt động của doanh nghiệp gian nan hơn bao giờ hết. Các chủ nợ thường không chấp nhận chờ đợi và pháp luật không có quy định nào cản trở quyền khởi kiện của họ với doanh nghiệp, khiến cho mọi nỗ lực của doanh nghiệp trong khôi phục kinh doanh trở nên bế tắc.

Luật Tiền Phong có những luật sư đã đăng ký và trở thành quản tài viên để thực hiện quyền hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoạt động khi được toà án cho phép, chúng tôi cung cấp dịch vụ tổng thể cho doanh nghiệp:

  • Thực hiện quản lý tài sản, chỉ định phương án tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong trường hợp phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được toà án cho phép.
  • Chuẩn bị hồ sơ phá sản nộp toà án và thực hiện các bước thanh lý tài sản, cơ cấu nợ, thanh toán nợ, hoàn tất hồ sơ phá sản.
  • Liên hệ cơ quan thuế xin xác nhận các khoản nợ thuế;
  • Chuẩn bị hồ sơ xoá nợ thuế.

Công việc hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hồ sơ phá sản thường gian nan, nhưng chuẩn bị hồ sơ xin xoá nợ thuế thì đơn giản hơn. Các bạn có nhu cầu tư vấn hoặc dịch vụ xin liên hệ tổng đài hotline 091 6162 618 và hotmail: contact@luattienphong.vn.

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 6162 618

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386