• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Chế độ bảo hiểm y tế cho người lao động tại doanh nghiệp

(Luật Tiền Phong)Luật bảo hiểm y tế 2008 đã được tiến hành sửa đổi bổ sung vào năm 2014, trong đó có quy định chi tiết về quyền lợi, mức hưởng cũng như mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp . Vậy người lao động phải chịu mức đóng bao nhiêu khi tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp? Và mức hưởng bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của Luật Tiền Phong sẽ giải đáp các thắc mắc nêu trên.

Chế độ bảo hiểm y tế cho người lao động tại doanh nghiệp

Chế độ bảo hiểm y tế cho người lao động tại doanh nghiệp

1.  Điều kiện tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động tại doanh nghiệp

Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12  Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:

“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);…”

Như vậy, người lao động có giao kết hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế và được người sử dụng đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.

2.  Mức đóng bảo hiểm y tế dành cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp

2.1. Mức đóng bảo hiểm y tế dành cho người lao động tại doanh nghiệp

Căn cứ Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn thêm về mức đóng bảo hiểm y tế như sau:

“Điều 2. Mức đóng bảo hiểm y tế

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.

Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản.

Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế”.

Theo đó:

  • Mức đóng bảo hiểm y tế khi làm việc tại doanh nghiệp là 4,5% tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 1,5% và người sử dụng lao động đóng 3%.
  • Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản.
  • Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

Và căn cứ khoản 5 Điều 14 về Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế:

“5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở”.

 Vậy , mức tiền lương tính đóng bảo hiểm y tế cao nhất là 20 lần lương cơ sở (hiện nay lương cơ sở là 1.390.000 đồng), tương đương 27.800.000 đồng.”

2.2.  Phương thức đóng bảo hiểm y tế cho người lao động tại doanh nghiệp

Người lao động sẽ đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điều 15, luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:

“Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế

1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.”

Vậy người lao động sẽ trích 1,5% tiền lương tháng của mình đóng cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động là 3%.

3.  Quyền lợi dành cho người lao động tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp

3.1. Người lao động khi khám chữa bệnh đúng tuyến 

Mức hưởng bảo hiểm y tế cho đối tượng này được quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”

Vậy người lao động  tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp sẽ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến tại các cơ sở y tế.

3.2. Người lao động đi khám chữa bệnh trái tuyến

Trong trường hợp người lao động đi khám chữa bệnh trái tuyến thì được quy định như sau:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2019; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Như vậy, nếu người lao động đi khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng sẽ được quy định như sau:

  • Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú khi khám chữa bệnh tại bệnh viện trung ương;
  • Hưởng 60% chi phí điều trị nội trú khi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh;
  • Hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh tại tuyến huyện.

Lưu ý : Khi người lao động điều trị ngoại trú tại tuyến trung ương, tuyến tỉnh thì sẽ phải tự chi trả mọi chi phí điều trị.

Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 đã quy định chi tiết về quyền lợi về sức khỏe cho người lao động tham gia làm việc trong doanh nghiệp. Đảm bảo quyền và lợi ích của người người lao động được thực hiện một cách tối đa.

Trên đây là những tư vấn của Luật Tiền Phong. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc bạn vui lòng liên hệ hotline 0916 162 618/ 0976 714 386 để được các Luật sư giải đáp.

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386