• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Đình công hợp pháp, đình công bất hợp pháp

(Luật Tiền Phong) – Đình công có trường hợp là hợp pháp nhưng cũng có trường hợp là bất hợp pháp. Vậy để bảo vệ quyền lợi cho chính mình khi tham gia lao động thì người lao động cần nắm và hiểu rõ các quy định về vấn đề này. Luật Tiền Phong sẽ hỗ trợ các bạn qua bài viết sau đây.

Đình công hợp pháp, đình công bất hợp pháp

Đình công hợp pháp, đình công bất hợp pháp

1.  Đình công hợp pháp 

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Trình tự đình công được thực hiện theo ba bước: 

–  Lấy ý kiến về đình công; 

–  Ra quyết định đình công và thông báo đình công; 

–  Tiến hành đình công. 

Cụ thể như sau:

Lấy ý kiến về đình công:

Trước khi tiến hành đình công , tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.

Nội dung lấy ý kiến bao gồm: 

–  Đồng ý hay không đồng ý đình công; 

–  Phương án của tổ chức đại diện người lao động về thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công, phạm vi tiến hành đình công, yêu cầu của người lao động.

Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.

Như vậy, ngoài hình thức lấy ý kiến bằng phiếu hoặc chữ ký, Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung quy định mới là “cho phép việc lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức khác”. Với quy định này sẽ giúp việc lấy ý kiến được diễn ra thuận lợi, tùy vào hoàn cảnh, tình hình thực tế mà chọn hình thức lấy ý kiến cho phù hợp.

Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất một ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.

Quyết định đình công:

Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công, tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.

–  Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây: 

–  Kết quả lấy ý kiến đình công; 

–  Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; 

–  Phạm vi tiến hành đình công; 

–  Yêu cầu của người lao động; 

–  Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

–  Thông báo thời điểm bắt đầu đình công và đình công: 

Ít nhất là 5 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

–  Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Lưu ý: Căn cứ điều 209 Bộ luật Lao động năm 2019, không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người. Chính phủ quy định danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công và việc giải quyết tranh chấp lao động tại nơi sử dụng lao động không được đình công.

2.  Đình công bất hợp pháp? Xử lý trường hợp đình công bất hợp pháp?

Như đã nêu: Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Theo quy định pháp luật việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại Điều 199 Bộ luật Lao động 2019.

Điều đó có nghĩa là: Khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

–  Thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế (nếu có);

–  Chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra gồm: 

–  Vận hành máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ; 

–  Sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị bị hư hỏng; 

–  Tái chế nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm bị hư hỏng; 

–  Bảo quản nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong thời gian diễn ra đình công; 

–  Vệ sinh môi trường; bồi thường khách hàng hoặc phạt vi phạm hợp đồng do đình công xảy ra.

Người sử dụng lao động cần có văn bản yêu cầu tổ chức công đoàn lãnh đạo cuộc đình công bất hợp pháp bồi thường thiệt hại. Văn bản yêu cầu phải thể hiện các nội dung chủ yếu gồm: giá trị thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra; giá trị yêu cầu bồi thường và thời hạn bồi thường.

Căn cứ vào nội dung văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại.

Trường hợp không đồng ý với giá trị thiệt hại, giá trị bồi thường, thời hạn bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của người sử dụng lao động thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có văn bản đề nghị người sử dụng lao động tổ chức thương lượng các nội dung chưa đồng ý.

Sau khi thương lượng, nếu thống nhất, hai bên có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã được thỏa thuận. Nếu không thống nhất thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những tư vấn của Luật Tiền Phong. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc bạn vui lòng liên hệ hotline 0916 162 618/ 0976 714 386 để được các Luật sư giải đáp.

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386