(Luật Tiền Phong) – Trong bài viết trước chúng tôi đã tư vấn cho các bạn rất chi tiết và cụ thể về thủ tục cấp giấy phép lao động mới nhất hiện nay, vậy trong trường hợp giấy phép lao động hết hạn thì phải làm thế nào? Đây là một vấn đề mà trong thời gian gần đây Luật Tiền Phong nhận được của rất nhiều khách hàng. Nhằm giải đáp thắc mắc này của các bạn Luật Tiền Phong xin chia sẻ các thông tin đến quý bạn đọc qua bài viết sau đây. Mời các bạn đón đọc để có những thông tin bổ ích.
1. Tìm hiểu chung về giấy phép lao động
Giấy phép lao động (GPLĐ) là một tài liệu cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Trong giấy phép được ghi rõ:
- Thông tin cụ tên của người lao động nước ngoài;
- Doanh nghiệp mà người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Địa chỉ làm việc;
- Vị trí công việc người lao động đảm nhiệm, chức danh, trình độ chuyên môn;
- Thời hạn của giấy phép lao động.
2. Giấy phép lao động hết hạn thì xử lý thế nào?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì Giấy phép lao động có thời hạn tối đa là 02 năm. Do đó, khi hết thời hạn theo giấy phép:
- Nếu vẫn có nhu cầu tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp cũ đã được cấp giấy phép lao động thì người lao động phải xin cấp lại GPLĐ;
- Nếu làm việc tại doanh nghiệp khác thì người lao động phải được cấp giấy phép lao động mới.
Trường hợp xin cấp mới giấy phép, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin bổ ích: Tư vấn hồ sơ cấp giấy phép lao động
3. Điều kiện để được cấp lại giấy phép lao động
Điều kiện để được cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp hết hạn:
Giấy phép lao động trong trường hợp hết hạn muốn được cấp lại thì phải đáp ứng điều kiện về mặt thời hạn của giấy phép, cụ thể như sau: Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày. Nếu các bạn để quá thời hạn 45 ngày thì các bạn phải thực hiện thủ tục cấp mới giấy phép lao động để được phép làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
4. Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động
Để thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động;
- 02 ảnh mầu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bản gốc giấy phép lao động đã được cấp;
- Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền tại Việt Nam (các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Tiền Phong để biết được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe cho người nước ngoài tại Việt Nam);
- Các giấy tờ để chứng minh người nước ngoài được phép làm việc hợp pháp tại các doanh nghiệp tại Việt Nam như:
- Hợp đồng lao động;
- Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài;
- Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động về việc đã tuyển dụng người lao động nước ngoài;
- Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài.
Lưu ý đối với bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động:
– Theo quy định của pháp luật thì đối với những nước/ quốc gia mà Việt Nam và nước đó đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp thì công việc hợp pháp hóa sẽ được miễn nhưng trên thực tế thì hồ sơ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp muốn được sử dụng tại Việt Nam thì vẫn phải hợp pháp hóa như bình thường kể cả đối với các nước đã có Hiệp định tương trợ tư pháp.
– Tùy theo từng trường hợp và yêu cầu của từng cơ quan nhà nước mà bạn có thể hợp pháp hóa trên những loại giấy tờ sau:
- Hợp pháp hóa trên bản gốc;
- Hợp pháp hóa trên bản sao công chứng/ chứng thực;
- Hợp pháp hóa trên bản dịch.
– Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự:
Để thực hiện thủ tục Hợp pháp hóa tài liệu, giấy tờ các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản chính và 02 bản sao tài liệu cần hợp pháp hóa;
- Chứng minh nhân dân của người yêu cầu hợp pháp hóa;
- Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền nếu trong trường hợp bạn hợp pháp hóa giấy tờ cho doanh nghiệp mà bạn đang làm việc.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu để được sử dụng tại Việt Nam:
- Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao đối với những cá nhân/ doanh nghiệp có hộ khẩu thường trú/ địa chỉ trụ sở chính tại các tỉnh thành của miền Bắc và một nửa các tỉnh miền Trung;
- Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh đối với những cá nhân/ doanh nghiệp có hộ khẩu thường trú/ địa chỉ trụ sở chính tại các tỉnh thành của miền Nam và một nửa các tỉnh còn lại của miền Trung.
– Trình tự thủ tục thực hiện hợp pháp hóa tài liệu:
Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật các bạn sẽ thực hiện thủ tục hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu như sau:
- Đầu tiên các bạn sẽ vào trang chủ của Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, vào mục Thủ tục lãnh sự trực tuyến sau đó hoàn thành việc khai tờ khai điện tử;
- Sau khi khai tờ khai điện tử xong bạn sẽ in tờ khai điện tử, trên tờ khai điện tử bạn sẽ được cấp một mã hồ sơ, bạn sẽ đem bộ hồ sơ đầy đủ như chúng tôi tư vấn ở trên cùng tờ khai này đến Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh để nộp hồ sơ trực tiếp;
- Các bạn nên chú ý rằng tờ khai điện tử mà bạn được cấp mã số chỉ có hiệu lực trong ngày, nêu ngày hôm đấy bạn không đến nộp hồ sơ thì xem như tờ khai sẽ không còn hiệu lực.
- Sau khi chuyên viên kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của bộ hồ sơ sẽ cấp cho bạn giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Nếu trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hồ sơ của bạn sẽ bị trả ra.
- Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ bạn sẽ nhận được kết quả của thủ tục hành chính đó là tem hợp pháp hóa lãnh sự của Bộ Ngoại giao. Nếu trong trường hợp những văn bản của bạn chưa được giới thiệu chữ ký và con dấu đến Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh hoặc nếu trong trường hợp chuyên viên nghi ngờ về tính hợp pháp đối với hồ sơ mà bạn cung cấp thì thời gian giải quyết hồ sơ của bạn sẽ bị kéo dài, ít nhất là trong vòng 01 tháng.
– Sau khi hồ sơ đã được hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam bạn phải dịch những tài liệu tiếng nước ngoài này ra tiếng Việt để nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động.
5. Trình tự thủ tục cấp lại giấy phép lao động
Sau khi các bạn đã chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật các bạn sẽ thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động với các bước cụ thể như sau:
- Nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, hồ sơ này các bạn có thể lựa chọn hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống mạng trực tuyến. Đối với những doanh nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội thì công đoạn nộp hồ sơ qua mạng là bắt buộc. Để thực hiện nộp hồ sơ qua mạng các bạn phải scan màu tất cả những tài liệu để nộp qua mạng trước;
- Sau khi hồ sơ qua mạng đã được chuyên viên đồng ý và chấp thuận các bạn sẽ đem bộ hồ sơ giấy lên Sở Lao động Thương binh và Xã hội để nộp trực tiếp sau đó đóng lệ phí hành chính và nhận kết quả giấy phép lao động trong trường hợp cấp lại;
- Lệ phí hành chính cấp giấy phép lao động là 400.000 đồng, khi bạn đóng lệ phí chuyên viên sẽ gửi lại bạn Phiếu thu có đóng dấu của Sở.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Tư vấn những trường hợp không phải cấp giấy phép lao động
>>> Tư vấn xin giấy phép lao động mới nhất;
>>> Tư vấn xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài mới nhất
>>> Tư vấn hợp pháp hóa tài liệu cấp giấy phép lao động
>>> Thủ tục cấp Giấy phép lao động đối với vị trí giám đốc điều hành của người lao động nước ngoài
Trên đây là tất cả những nội dung mà Luật Tiền Phong đã tư vấn cho các bạn rất chi tiết và cụ thể về thủ tục cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp hết hạn để các bạn có thể tự thực hiện. Nếu các bạn còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc gì hay có nhu cầu muốn được Luật Tiền Phong hỗ trợ dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6289 để được hỗ trợ.
==========================
Công ty Luật TNHH Tiền Phong
Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587
Email: Contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.