Thời gian thử việc được quy định như thế nào?

(Luật Tiền Phong) – thời gian thử việc được quy định như thế nào, kéo dài bao lâu, quyền nghĩa vụ hai bên trong hợp đồng lao động thử việc có khác với hợp đồng lao động chính thức hay không… Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các quy định cụ thể của pháp luật hiện hành để các bạn tham khảo.

Thời gian thử việc được quy định như thế nào?
Thời gian thử việc được quy định như thế nào?

Thử việc là gì?

Thử việc là một thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động mà theo đó, người sử dụng lao động chấp nhận cho người lao động đến một địa chỉ nhất định, làm một công việc nhất định theo sự hướng dẫn, điều hành của người sử dụng lao động. Nếu qua thời gian thử việc mà người lao động đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động sẽ tuyển vào làm việc. Người lao động được hưởng lương thử việc trong thời gian làm việc thử.

Thử việc phải được lập thành hợp đồng lao động thử việc. Đối với dạng hợp đồng lao động mùa vụ thì không áp dụng quy định thử việc.

Quy định cụ thể về quyền nghĩa vụ hai bên trong thời gian thử việc

Thời gian thử việc

Điều 27 luật lao động 2012 quy định về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc phụ thuộc vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần và kéo dài:

  • Không quá 60 ngày với công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
  • Không quá 6 ngày đối với công việc khác.

Lương thử việc

Theo điều 28 luật lao động, người sử dụng lao động lao động và người lao động được quyền thoả thuận về tiền lương thử việc, nhưng mức lương thử việc không thấp hơn 85% lương của công việc đó. Trong trường hợp hai bên thoả thuận thì người sử dụng lao động có thể trả mức lương cao hơn cho người lao động.

Kết thúc thử việc

Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>>  Quy định về hoãn, dừng hợp đồng lao động

>>> Quy định về học nghề

>>> Quy định về đối thoại tại nơi làm việc

>>> Người lao động được nghỉ ngơi như thế nào? 

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội