• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động

(Luật Tiền Phong) – quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động được luật hoá tại Luật lao động để đảm bảo được thực thi trong cuộc sống.

Quy dinh ve nghia vu cua nghia su dung lao dong

Cơ sở pháp luật

  • Luật lao động 2012
  • Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động.

Quy định cụ thể về nghĩa vụ của người sử dụng lao động lao động

Điều 6 Luật lao động 2012 quy định: Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;

c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Ngoài các nghĩa vụ quy định tại điều 6, nghĩa vụ của người sử dụng lao động lao động còn được quy định trong các điều luật cụ thể: ví dụ nghĩa vụ trong việc đăng ký nhu cầu sử dụng lao động, trong giao kết hợp đồng lao động, trong vấn đề tiền lương, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi…

Một vài quan điểm về các nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Thực tế thực hiện pháp luật lao động trong nhiều năm qua cho thấy một số nghĩa vụ của người sử dụng lao động lao động không được thực thi nghiêm túc tuy nhiên lại rất khó đánh giá họ có thực hiện hay không và thực hiện như thế nào. Vì người lao động không đủ chứng cứ hoặc e ngại nói ra. Ví dụ, nghĩa vụ “tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động”, đây là quy định khá khó định lượng. Việc  người sử dụng lao động mắng, chửi to tiếng với người lao động hàng ngày không phải là hiếm, có trường hợp đánh đập nhưng thường là được cho qua. Cá biệt nhiều trường hợp bị người sử dụng lao động quấy rối, đặc biệt là lao động nữ nhưng vụ việc không được phát giác do tâm lý e ngại. Đóng bảo hiểm xã hội không đúng và đủ số lương trả cho người lao động là phổ biến. Tất nhiên bên cạnh việc thực thi nghĩa vụ của người sử dụng lao động là vấn đề năng lực làm việc và ý thức của người lao động cũng là một phần tạo ra những nguyên nhân trên, không có lý khi kết quả đánh giá năng lực làm việc của người lao động Việt Nam nói chung thuộc hàng thấp so với chất lượng lao động thế giới và khu vực.

Các hành vi bị cấm trong quan hệ lao động

Điều 8 Luật lao động 2012 quy định về các hành vi bị cấm gồm:

  1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
  2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  3. Cưỡng bức lao động.
  4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
  5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
  6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
  7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
  8. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
  9. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Trên thực tế, việc theo dõi đánh giá và xử lý việc tuân thủ triệt để điều luật này là không khả thi. Ngoại trừ 1 vài doanh nghiệp còn lại hầu như tất cả đều không chấp nhận tuyển lao động là người bị bệnh HIV hoặc khuyết tật vào làm việc.

Chúng tôi hi vọng bài viết cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để các bạn chủ động cải thiện mối quan hệ lao động, đảm bảo mối quan hệ này đi đúng hành lang pháp luật quy định. Chúng tôi tư vấn về lao động tại tổng đài 1900 6289, các bạn cần tư vấn vui lòng liên hệ để được luật sư tư vấn và hỗ trợ.

 CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>>  Quy định mới nhất về các loại hợp đồng lao động

>>>  Các nội dung căn bản của hợp đồng lao động

>>>  Thời gian thử việc được quy định như thế nào?

>>>  Quy định về hoãn, dừng hợp đồng lao động

 ================

 BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386