• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Các hành vi bị cấm khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

(Luật Tiền Phong) – Theo quy định tại điều 7 Luật người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì nhà nước đặt ra một số các quy định cấm, đó là:

Các hành vi bị cấm khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Một là, không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp không đủ điều kiện. Các điều kiện đó là:

  • vốn pháp định;
  • có bộ máy tổ chức phù hợp;
  • có người đứng đầu phải tốt nghiệp đại học và có 3 năm kinh nghiệm;
  • có đề án và phương án kinh doanh;
  • có hồ sơ gồm Sơ yếu lý lịch người đứng đầu và trích yếu lí lịch những người trong bộ máy nhân sự của doanh nghiệp.

Hai là, tuyệt đối không được sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ba là, không được giao nhiệm vụ điều hành cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bốn là, cấm làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

Năm là, cấm lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.

Sáu là,  cấm lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

Bảy là, cấm tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tám là, cấm bỏ trốn hoặc không đến nơi làm việc sau khi nhập cảnh,

Chín là, cấm ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.

Mười là, cấm lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật.

Mười một là, cấm gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

>> Quy định mới nhất về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

>>>>Thu hồi giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp nào?

================ 

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386