Quy định mới nhất người lao động cao tuổi

(Luật Tiền Phong) – người cao tuổi vẫn có thể tham gia quan hệ lao động nhưng phải theo quy định riêng biệt. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định dành riêng cho người lao động cao tuổi, Luật Tiền Phong chia sẻ các quy định mới nhất về vấn đề này như sau:

Quy định mới nhất người lao động cao tuổi

Như thế nào thì được coi là người lao động cao tuổi?

Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ. Nếu các bạn đi nước ngoài thường xuyên, các bạn sẽ thấy rất nhiều người lao động cao tuổi làm việc trong các nhà hàng, quán cà phê phục vụ thực khách. Cách thức làm việc của họ rất chuyên nghiệp và chuyên tâm, không có tâm lý e ngại hoặc thiếu tự tin như chúng ta thường thấy ở các cụ cao tuổi Việt Nam. Luật lao động 2012 quy định một số ưu tiên cho người lao động cao tuổi, nhưng dường như trên thực tế khá ít người cao tuổi tham gia quan hệ lao động.

Các ưu tiên áp dụng cho người lao động cao tuổi có thể kế đến:  người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Quy định cụ thể về việc sử dụng người lao động cao tuổi

  1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định.  Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
  2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
  3. Chỉ được sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;

b) Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với nghề, công việc;

c) Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng người lao động;

d) Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm;

đ) Có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc.

Trên đây là bài viết về lao động cao tuổi, hi vọng giúp các bạn có thêm thông tin về dạng lao động này, nếu các bạn có câu hỏi nào liên quan hoặc cần tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài 1900 6289 để được hỗ trợ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Quy định về đối thoại tại nơi làm việc

>>> Người lao động được nghỉ ngơi như thế nào?

>>> Quy định mới nhất về xử lý kỷ luật lao động

>>> Khi nào người lao động phải bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động?

================

 BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội