• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thành lập Công đoàn cơ sở

Luật Tiền Phong – Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển cùng kinh tế thế giới thì các Cơ quan, tổ chức và nhất là các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều, cùng với đó là một số lượng đông đảo người lao động. Với nhu cầu ngày càng cao của người lao động, muốn có một tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì Công đoàn cơ sở được thành lập.

Thành lập Công đoàn cơ sở

Thành lập Công đoàn cơ sở

Khách hàng hỏi:

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn được Luật sư tư vấn như sau: Công ty tôi là Công ty Cổ phần tư nhân với quy mô vừa, để đáp ứng nhu cầu của người lao động trong Công ty là muốn thành lập Công đoàn cơ sở, nhưng tôi không biết trình tự thủ tục và hồ sơ như thế nào, rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.

Luật Tiền Phong trả lời:

Lời đầu tiên, cảm ơn anh/chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật Tiền Phong, về thủ tục thành lập Công đoàn cơ sở, Luật sư sẽ tư vấn cho chị như sau:

1.  Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên Công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

2. Trình tự thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Bước 1: Tổ chức Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở:
1. Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 
Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn. 
Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở. 
2. Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. 
Bước 2: Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở: 
Người lao động tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ.

Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ đề nghị với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hướng dẫn việc tuyên truyền, vận động, thu nhận đơn gia nhập Công đoàn của người lao động và chuẩn bị việc tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.

  1. Khi có đủ số lượng người lao động tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn thì Ban vận động tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
  2. Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ công bố danh sách người lao động xin gia nhập Công đoàn; tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở; bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
  3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở.

 Hoạt động của Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ hợp pháp sau khi có quyết định công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

3. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm có: 

a. Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở. 
b. Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động. 
c. Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở. 
d. Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở (có trích ngang lý lịch kèm theo). 

4. Dịch vụ hỗ trợ thành lập Công đoàn cơ sở của Luật Tiền Phong

Luật Tiền Phong tại địa chỉ số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội hỗ trợ dịch vụ thành lập Công đoàn cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các địa bàn lân cận, đặc biệt đối với các khách hàng trên địa bàn quận Hà Đông, chúng tôi luôn có những sự ưu đãi đặc biệt!
Khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ của Luật Tiền Phong, chúng tôi sẽ:
  –  Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến thủ tục thành lập Công đoàn cơ sở;
  –  Xem xét, đánh giá hồ sơ của khách hàng;
  –  Đưa ra ý kiến tư vấn riêng đối với trường hợp thành lập Công đoàn cơ sở của khách hàng;
  –  Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ;
  –  Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền;
  –  Xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có);
  –  Nhận kết quả và bàn giao tận tay khách hàng.
Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý. Hãy liên hệ với các luật sư và chuyên viên của chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 091 616 2618/ 0976 714 386.
Trân trọng!

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386