Những quy định cơ bản về bảo hiểm xã hội

Luật Tiền Phong –  Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 là bộ luật có ảnh hưởng tới đông đảo người dân trong xã hội vì hiện nay hầu hết người dân đều tham gia lao động tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Để giúp các bạn nắm được các quy định cơ bản về bảo hiểm xã hội, chúng tôi xin giới thiệu một số câu hỏi cơ bản và nội dung tư vấn, giải thích dễ hiểu trong bài viết dưới đây.

Những quy định cơ bản về bảo hiểm xã hội
Những quy định cơ bản về bảo hiểm xã hội

1. Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và mức đóng

Người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Mức đóng: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

2. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động sẽ đóng 17,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp và quỹ hưu trí, tử tuất đối với người lao động là:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Người sử dụng lao động đóng 22,5% trên mức lương cơ sở vào quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp và quỹ hưu trí, tử tuất đối với người lao động là Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Người sử dụng lao động đóng 14% trên mức lương cơ sở vào quỹ quỹ hưu trí, tử tuất cho người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

3. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện

Người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Phương thức đóng:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định.

4. Các trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong các trường hợp:

– Người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;

– Hết thời hạn tạm dừng nêu trên, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng.

– Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng.

5. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Người lao động làm việc ở khu vực tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tiền lương đóng là mức lương cơ sở (gồm lương cơ sở và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác sẽ được tính để đóng BHXH từ ngày 1/8/2018. Trường hợp lương cơ sở cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì số tiền đóng BHXh không vượt qúa con số 20 lần này.

Các chuyên mục và thông tin khác về BHXH sẽ được chúng tôi hướng dẫn và làm rõ ở bài viết tiếp theo. Mời quý vị độc giả và khách hàng theo dõi tại đường Link dưới đây:

 Bài viết tiếp theo: Những điều cơ bản về Bảo hiểm xã hội (tiếp)
Luật Tiền Phong chuyên tư vấn về pháp luật lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, các chế độ chính sách khi chấm dứt hợp đồng lao động và các trường hợp khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6289 để được hỗ trợ.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *