(Luật Tiền Phong) – Thời gian qua có nhiều người gọi đến tổng đài 1900 6289 của luật Tiền Phong để xin tư vấn về hồ sơ và thủ tục xin đi lao động ở nước ngoài, để giúp các bạn dễ dàng hiểu được quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp bài tư vấn chi tiết sau đây:
Tư vấn quy định mới nhất về thủ tục xin hồ sơ đi lao động ở nước ngoài
Một là, các hình thức đi lao động ở nước ngoài:
Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động Việt Nam được phép đi lao động ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:
– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kí với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ký với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
– Hợp đồng lao động cá nhân.
Theo thống kê về thị trường lao động nước ngoài trong thời gian gần đây cho thấy xu hướng người lao động đi làm việc ở nước ngoài lựa chọn hình thức ký hợp đồng lao động trực tiếp hoặc hình thức ký hợp đồng qua đơn vị cung ứng dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là chính.
Hai là, về hồ sơ xuất khẩu lao động:
Hầu hết các quốc gia nhận người lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài đều có yêu cầu người lao động Việt Nam phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Hộ chiếu Việt Nam còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng;
– Mẫu tờ khai xin cấp visa lao động.
– Ảnh chụp kích thước 4x 6 trong vòng 6 tháng gần nhất.
– Hợp đồng lao động.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về sức khỏe của người lao động.
– Lý lịch tư pháp có hiệu lực trong sáu tháng kể từ ngày được cấp.
– Bằng cấp hoặc chứng chỉ học nghề.
– Hóa đơn thu phí cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
– Phiếu yêu cầu của chủ thuê lao động.
– Giấy ủy quyền của chủ thuê lao động.
– Giấy phép nhập cảnh của nước sở tại.
– Phiếu thẩm định hồ sơ thuê lao động Việt Nam đến làm việc.
Số lượng và các loại hồ sơ cụ thể sẽ tùy theo yêu cầu của từng quốc gia mà người lao động Việt Nam đến làm việc. Người lao động nên yêu cầu đơn vị cung ứng dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cung cấp danh mục các hồ sơ tài liệu để chuẩn bị đầy đủ.
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, chúng tôi tư vấn tất cả các câu hỏi liên quan đến hồ sơ xuất khẩu lao động vui lòng liên hệ 1900 6289.
================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 1900 6289
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 25B1, toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.