(Luật Tiền Phong) – tranh chấp lao động là những mâu thuẫn, vướng mắc, bất đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thủ tục giải quyết tranh chấp này cần theo các quy định cụ thể tại Luật lao động.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Khi giải quyết tranh chấp lao động các chủ thể tham gia cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.
- Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Ưu tiên phương án hai bên giải quyết tranh chấp lao động bằng hình thức hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động
Quyền:
a) Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
b) Rút đơn hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
Nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
b) Chấp hành thoả thuận đã đạt được, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Hoà giải viên lao động
Hoà giải viên lao động là người được cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để tham gia hoà giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.
Giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động
Hội đồng trọng tài lao động là đơn vị được thành lập bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp lao động xác định.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động gồm:
- Chủ tịch Hội đồng (người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động)
- Thư ký Hội đồng;
- Các thành viên là đại diện công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
Số lượng thành viên Hội đồng trọng tài lao động là số lẻ và không quá 07 người. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương.
Những loại tranh chấp lao động được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài
a) Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích;
b)Tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công.
Khi giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài lao động quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi thành lập hội đồng thì phải bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng này.
Nếu các bạn có câu hỏi cần tư vấn, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6289 của Công ty Luật Tiền Phong để được các luật sư hỗ trợ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Các nội dung căn bản của hợp đồng lao động
>>> Thời gian thử việc được quy định như thế nào?
>>> Quy định về hoãn, dừng hợp đồng lao động
>>> Quy định về học nghề
================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 1900 6289
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.