• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Quy định về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

(Luật Tiền Phong) – tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong lao động là một dạng tổn hại tính mạng, sức khoẻ của người lao động. Trên cơ sở xác định của cơ quan y tế, người sử dụng lao động phải có một số trách nhiệm với người lao động.

Quy định về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Quy định về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Có nghĩa rằng tai nạn trong lao động, trong quá trình thực hiện công vụ liên quan cũng được coi là tai nạn lao động (tai nạn giao thông trên đường đi làm cũng được coi là TNLĐ).

Luật lao động quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm khai báo về tai nạn lao động; các cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm  điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ về tai nạn lao động.

Bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Để đánh giá khách quan và khoa học, danh mục các công việc dễ phát sinh bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét và sau đó ban hành danh mục bệnh nghề nghiệp. Danh mục này phải có sự tham gia góp ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng 

  1. Như trên đã phân tích, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
  2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
  3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:

a) Tai nạn lao động chết người;

b) Tai nạn lao động nặng;

c) Tai nạn lao động nhẹ.

4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động. Trong một bài viết độc lập chúng tôi sẽ phân tích về mức độ thiệt hại tài sản để làm rõ vấn đề sự cố nghiêm trọng đề cập trong bài viết này.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động  phải:

–  Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

– Thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Ngoài ra, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

– Người sử dụng lao động có thể phải bồi thường cho người lao động nếu bệnh nghề nghiệp không phải do lỗi của người lao động, mức bồi thường cụ thể:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Công ty Luật Tiền Phong tiếp nhận các câu hỏi về vấn đề tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại tổng đài 091 6162 618 để tư vấn và trợ giúp pháp lý.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>>  Các nội dung căn bản của hợp đồng lao động

>>>  Thời gian thử việc được quy định như thế nào?

>>>  Quy định về hoãn, dừng hợp đồng lao động

>>> Quy định về học nghề

================

 BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 6162 618

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386