Quy định mới nhất về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

(Luật Tiền Phong) Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là hoạt động dịch vụ lao động mà chỉ doanh nghiệp được cấp giấy phép mới được thực hiện.

 

Quy định mới nhất về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Quy định mới nhất về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Chỉ doanh nghiệp mới được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định mới được cấp giấy phép đưa người lao động đi nước ngoài làm việc. Cụ thể:

  • Phải có vốn pháp định 5 tỷ đồng.
  • Phải trực tiếp tổ chức hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Có đề án phù hợp (các bạn có thể tham khảo đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại đây).
  • Có bộ máy chuyên trách đủ năng lực thực hiện công việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.
  • Người lãnh đạo doanh nghiệp phải tốt nghiệp đại học, có 3 năm kinh nghiệm liên quan.

Hồ sơ xin cấp giấy phép và trình tự thủ tục cấp

Doanh nghiệp xin cấp giấy phép đưa người lao động ra nước ngoài làm việc phải chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau:

  • Văn bản đề nghị;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao chứng thực;
  • Xác nhận của ngân hàng về việc ký quỹ 5 tỷ đồng vốn pháp định của doanh nghiệp;
  • Đề án;
  • Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp;
  • Giấy tờ chứng minh kinh nghiệm của người đứng đầu doanh nghiệp (hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm…)
  • Nếu lao động doanh nghiệp lần đầu tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.
  • Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong tổ chức của doanh nghiệp.

Bộ Lao động TB&XH là đơn vị cấp giấy phép. Thời gian cấp giấy phép là 30 ngày làm việc.

Trình tự: Bộ Lao động TB&XH lấy ý kiến của UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu đơn vị xin cấp giấy phép là tổ chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước lập ra hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp lập ra thì Bộ Lao động TB&XH sẽ xin ý kiến các cơ quan chủ quản hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Lệ phí cấp giấy phép là 5 triệu đồng.

Sau khi được cấp giấy phép, trong 10 ngày tiếp sau doanh nghiệp phải có văn bản thông báo đến UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và niêm yết giấy phép tại trụ sở chính. Trong vòng 30 ngày kể ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải đăng báo trung ương trong 3 số liên tiếp.

Nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Theo điều 4 Luật người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, việc đưa người lao động đi nước ngoài làm việc gồm các hoạt động:

– Ký các hợp đồng liên quan đến việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

– Tuyển chọn lao động.

– Dạy nghề, dạy tiếng, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động.

– Thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Các hoạt động khác có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

==========================

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587

Email: Contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.