Luật Tiền Phong – Tạm giữ, tạm giam là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm cách ly đối tượng ra khỏi cộng đồng để phục vụ công tác điều tra vụ án hình sự, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người thân trong trường hợp bị tạm giam, tạm giữ, các bạn nên liên hệ với luật sư càng sớm càng tốt.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
>>> Luật sư trong vụ án hình sự
1. Chỉ định luật sư bào chữa
Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
2. Thay đổi hoặc từ chối luật sư bào chữa
Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị buộc tội.
Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 (điểm b khoản 1 Điều 76 Luật Tố tụng Hình sự).
Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.
Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật Tố tụng Hình sự, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộ luật này.
Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Luật Tố tụng Hình sự và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.
Luật Tiền Phong hỗ trợ luật sư tham gia vụ án hình sự
Khách hàng có thể dễ dàng kết nối với các luật sư của Luật Tiền Phong qua số điện thoại 091 616 2618/ 0976 714 386 để đăng ký mời luật sư tham gia vụ án hình sự.
Chúng tôi cũng tiếp nhận thông tin mời luật sư qua email: contact@Luattienphong.vn.
Mọi băn khoăn, thắc mắc về Luật Hình sự, các bạn vui lòng kết nối với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 091 616 2618/ 0976 714 386!
============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.