Các nội dung cần chú ý khi xin giấy phép phòng khám bác sỹ gia đình

(Luật Tiền Phong) – Y học gia đình là chuyên ngành y học cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng cá nhân và gia đình ở mọi lứa tuổi, cho cả nam lẫn nữ. Bác sĩ gia đình là một thành viên của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm ngăn ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe. Chính vì thế, việc mở phòng khám bác sỹ gia đình cũng được khá nhiều người quan tâm. Qua bài viết sau, chúng tôi sẽ tư vấn các quy định mới nhất của pháp luật đối với loại hình phòng khám này, các nội dung cần chú ý khi xin giấy phép phòng khám bác sỹ gia đình.

Điều kiện mở phòng khám bác sỹ gia đình mới nhất
Điều kiện mở phòng khám bác sỹ gia đình mới nhất

1. Yêu cầu đối với phòng khám bác sỹ gia đình

Để xin cấp giấy phép hoạt động, phòng khám bác sỹ gia đình cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

Thứ nhất, điều kiện về cơ sở vật chất

–  Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

–  Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;

–  Phải có nơi đón tiếp người bệnh; có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất là 10 m2.

–  Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn .

–  Bảo đảm xử lý chất thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của pháp luật;

–  Có thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh.

–  Bảo đảm có đủ điện, nước, khu vệ sinh và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

–  Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đăng ký, trong đó ít nhất phải có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Thứ hai, điều kiện về nhân sự

–  Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám :

+ Có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình ;

+ Có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng, trong đó có đủ 24 tháng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình.

–  Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe: phải có chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình.

Thứ ba, phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám

a. Khám bệnh, chữa bệnh:

–  Sơ cứu, cấp cứu;

–  Khám bệnh, chữa bệnh theo danh mục kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

–  Quản lý sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng;

–  Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật;

–  Tham gia chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh;

–  Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời;

–  Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở điều kiện thực tế của phòng khám;

–  Được thực hiện các hoạt động sau tại gia đình người bệnh, bao gồm: khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung; được tiêm, truyền dịch trong trường hợp cấp cứu.

b. Phục hồi chức năng:

–  Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các đối tượng có nhu cầu;

–  Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, luyện tập sức khỏe và dưỡng sinh cho người bệnh và cộng đồng.

c. Y học cổ truyền:

–  Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);

–  Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;

–  Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;

d. Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu:

–  Tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong cộng đồng dân cư;

–  Tham gia các chương trình tiêm chủng, các chương trình quốc gia về y tế;

–  Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm;

–  Tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế.

đ. Tư vấn sức khỏe:

–  Tư vấn về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân và cộng đồng;

–  Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

e. Nghiên cứu khoa học và đào tạo

–  Nghiên cứu khoa học về y học gia đình và các vấn đề liên quan;

–  Tham gia công tác đào tạo chuyên ngành y học gia đình;

–  Tham gia các chương trình đào tạo liên tục của chuyên ngành y học gia đình để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.

2. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám

Thứ nhất, về thủ tục đăng ký kinh doanh

Hoạt động phòng khám là một trong những hoạt động kinh doanh, sinh lợi, do đó tổ chức, cá nhân mở phòng khám phải thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp với một trong các loại hình: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc loại hình hộ kinh doanh.

Việc thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các quy định cụ thể đối với từng loại hình cũng như thủ tục thành lập, quý khách hàng có thể tham khảo các bài viết của Luật Tiền Phong hoặc liên hệ tổng đài 1900 6289 của chúng tôi để được hỗ trợ.

Thứ hai, về thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám

a. Về hồ sơ:

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa;

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở;

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám;

– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

b. Thời gian giải quyết: theo quy định pháp luật 90 ngày (Điều 47 Luật Khám chữa bệnh)

c. Cơ quan giải quyết thủ tục: Sở Y tế.

Thứ ba, về dịch vụ hỗ trợ của Luật Tiền Phong 

Luật Tiền Phong hỗ trợ trọn gói thủ tục bao gồm:

–  Tư vấn pháp luật về các điều kiện thiết yếu đối với phòng khám bác sỹ gia đình nói chung và các loại hình phòng khám nói chung;

–  Tư vấn thủ tục thành lập và xin giấy phép hoạt động phòng khám;

–  Hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động phòng khám;

–  Liên hệ các đơn vị liên quan trực tiếp trong quá trình hoàn thiện hồ sơ cũng như hoàn thiện cơ sở vật chất (nếu có);

–  Đại diện nộp hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền, xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có);

–  Nhận kết quả thủ tục và bàn giao tận tay khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Tiền Phong về các quy định mới nhất của Pháp Luật liên quan đến các nội dung cần chú ý khi xin giấy phép phòng khám bác sỹ gia đình, nếu các bạn muốn được chúng tôi hỗ trợ trọn gói thủ tục xin cấp giấy phép này vui lòng liên hệ đến tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Yêu cầu đối với người đứng đầu phòng khám bác sỹ gia đình

>>>Tư vấn xin giấy phép dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *