Tư vấn xin giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân trọn gói

(Luật Tiền Phong) – Hiện nay nhà nước mở cửa cho các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y tế tư nhân để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo người dân. Vì thế trong thời gian qua Công ty luật Tiền Phong đã hỗ trợ được đơn vị được cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa cũng như đa khoa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được các quy định của pháp luật về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh, bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quy định mới nhất về vấn đề này để các bạn tham khảo.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 9 tháng 01 năm 2023;
  • Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023;
  • Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Giấy phép phòng khám là gì?

Phòng khám là một trong những hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Giấy phép phòng khám là một loại giấy chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho cá nhân hoặc tổ chức khi đủ điều kiện kinh doanh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Căn cứ theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP, các hình thức tổ chức của phòng khám bao gồm:

  • Phòng khám đa khoa;
  • Phòng khám chuyên khoa;
  • Phòng khám liên chuyên khoa;
  • Phòng khám bác sỹ y khoa;
  • Phòng khám y học cổ truyền;
  • Phòng khám răng hàm mặt;
  • Phòng khám dinh dưỡng;
  • Phòng khám y sỹ đa khoa.

3. Khi nào phải xin giấy phép phòng khám 2024

Để thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh dưới hình thức phòng khám thì cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chinh vì vậy nếu muốn hoạt động thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Hãy liên hệ với Luật Tiền Phong để được tư vấn  những quy định mới nhất khi Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực.

4. Điều kiện về cơ sở vật chất  đối với phòng khám chuyên khoa

Cơ sở muốn xin giấy phép của phòng khám chuyên khoa cần đáp ứng được các quy định cụ thể, chúng tôi trích dẫn sau đây:

a. Về cơ sở vật chất:

  • Có địa điểm cố định đáp ứng các quy định của pháp luật về: an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Có biển hiệu, có sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính;
  • Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2;
  • Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ;
  • Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2.
  • Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám. Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ;

b. Điều kiện khác:

  • Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Trường hợp thực hiện thăm dò chức năng thì phòng thăm dò chức năng phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Trường hợp thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì phòng khám phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Trường hợp thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình thì phòng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Trường hợp thực hiện bó bột thì phòng bó bột phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Trường hợp thực hiện vận động trị liệu thì phòng vận động trị liệu phải có diện tích ít nhất là 20 m2;
  • Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2;
  • Trường hợp phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;
  • Trường hợp phòng khám, điều trị HIV/AIDS có cấp phát thuốc kháng HIV (ARV) phải có nơi bảo quản và cấp phát thuốc kháng HIV (ARV) đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5. Điều kiện về thiết bị y tế đối với phòng khám chuyên khoa

Phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện cụ thể về thiết bị y tế như sau:

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
  • Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
  • Các trang thiết bị khác theo yêu cầu của từng chuyên khoa.

 6. Điều kiện về nhân sự  đối với phòng khám chuyên khoa

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký;
  • Có thời gian hành nghề ít nhất là 36 tháng về chuyên khoa đó;
  • Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám

Ngoài ra, riêng đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;
  • Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;
  • Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS;
  • Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;
  • Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;
  • Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học.

7. Luật Tiền Phong hỗ trợ bạn

Với kinh nghiệm của Luật Tiền Phong trong lĩnh vực y tế, chúng tôi cung cấp cho Quý khách hàng các gói:

  • Tư vấn thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám; xin phê duyệt danh mục kỹ thuật, giấy phép quảng cáo phòng khám 
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước và theo dõi tình trạng hồ sơ;
  • Tư vấn các vấn đề khác về giấy phép hoạt động phòng;
  • Đảm bảo khách hàng được nhận giấy phép hoạt động phòng khám với điều kiện hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Tiền Phong gửi đến các bạn về các quy định mới nhất của Pháp Luật liên quan đến Tư vấn thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám nhanh, trọn gói 2024.

Nếu các bạn muốn được chúng tôi hỗ trợ trọn gói thủ tục xin cấp giấy phép này vui lòng liên hệ với luật sư để được tư vấn.

Trên đây là bài viết tóm tắt các điều kiện để xin giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa, Luật Tiền Phong xin tư vấn chi tiết để các bạn tham khảo.

Nếu các bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ xin giấy phép phòng khám chuyên khoa trọn gói vui lòng kết nối với tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 0916 162 618/0981 953 382 của chúng tôi để đăng ký nhé.

================

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 091 6162 618/0981 953 382.

Email: Contact@luattienphong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *