• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Kịch bản truyền hình, kịch bản phim sẽ được bảo hộ dưới hình thức nào?

(Luật Tiền Phong) – Kịch bản là gì? Kịch bản truyền hình là gì? Theo từ điển tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Nxb Khoa học xã hội định nghĩa: “Kịch bản là vở kịch ở dạng văn bản”. 

Mỗi loại hình văn học nghệ thuật, điện ảnh hay truyền hình (có thể coi truyền hình cũng là một loại hình mang tính chất nghệ thuật, bởi truyền hình là sự kết hợp của điện ảnh và báo chí) đều có những đặc thù riêng, đặc trưng và tính chất riêng. Vì thế, khái niệm kịch bản đi vào từng loại hình được “biến hoá” sao cho phù hợp với những tính chất đặc trưng riêng của nó. Do đó, nó có nhiều hình thức biểu hiện đa dạng chứ không phải chỉ là vở kịch ở dạng văn bản. 

Các loại kịch bản khác nhau đều có thể gọi chung từ gốc “kịch bản” trong kịch bản văn học, sân khấu, điện ảnh truyền hình. Vậy “kịch bản” được bảo hộ dưới hình thức nào? Luật Tiền Phong sẽ tư vấn qua nội dung bài viết sau đây.

Kịch bản truyền hình, kịch bản phim sẽ được bảo hộ dưới hình thức nào?

Kịch bản truyền hình, kịch bản phim sẽ được bảo hộ dưới hình thức nào?

1.  Hồ sơ đăng ký bản quyền kịch bản truyền hình

Tác giả, chủ sở hữu quyền đối với kịch bản phim, kịch bản truyền hình đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền kịch bản phim, kịch bản truyền hình tới cơ quan chức năng để xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ của mình.

Hồ sơ bao gồm những tài liệu sau đây:

– Tờ khai đăng ký bản quyền kịch bản, kịch bản truyền hình do chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện cho chủ sở hữu ký tên và đóng dấu;

– Giấy cam đoan của tác giả sáng tạo ra kịch bản, kịch bản truyền hình trong đó cam kết kịch bản, kịch bản truyền hình do chính tác giả sáng tạo ra và không sao chép của bất kỳ cá nhân/tổ chức nào;

– Quyết định của chủ sở hữu kịch bản, kịch bản truyền hình giao việc cho tác giả sáng tạo ra kịch bản, kịch bản truyền hình;

– Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm (áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu kiêm tác giả sáng tạo ra tác phẩm);

–  Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của tác giả;

–  Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập tổ chức đăng ký bản quyền;

–  02 bản in trên Giấy A4 kịch bản, kịch bản truyền hình;

2. Thời gian và thủ tục đăng ký bản quyền kịch bản, kịch bản truyền hình

Quý khách hàng sẽ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền kịch bản, kịch bản truyền hình Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hà Nội hoặc 1 trong 2 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu ý: Việc đăng ký bản quyền kịch bản phim, kịch bản truyền hình có thể được thực hiện thông qua tổ chức đại diện đăng ký bản quyền tác giả, nộp trực tiếp hoặc thông qua bưu điện.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền kịch bản, kịch bản truyền hình là 15 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Để có thể bảo vệ tối ưu nhất với sản phẩm trí tuệ của mình, hãy liên hệ với Luật Tiền Phong, chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng toàn bộ thủ tục. Mọi thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289.

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Phòng 25 B1, Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

 

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386