Luật Tiền Phong – Sau khi đã có bài hướng dẫn tìm hiểu về thủ tục thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, để giúp khách hàng nắm bắt rõ hơn về trình tự thủ tục thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong bài viết này Luật Tiền Phong sẽ tư vấn cho khách hàng tất cả những vấn đề pháp lý liên quan đến hai thủ tục trên, cụ thể như sau:
1. Đối với thủ tục thẩm duyệt thiết kế PCCC
1.1. Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC bao gồm các giấy tờ sau:
a) Đối với dự án thiết kế quy hoạch, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
– Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch;
– Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.
b) Đối với thiết kế cơ sở, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
– Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;
– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.
c) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
– Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;
– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy.
d) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng công trình, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);
– Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;
– Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.
1.2. Trình tự thủ tục thẩm duyệt thiết kế PCCC
– Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, công trình.
Đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1: 500 của dự án thiết kế quy hoạch và hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, công trình, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.
– Công trình có nguy hiểm về cháy, nổ phải có văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trước khi tiến hành thiết kế công trình.
1.3. Thời hạn thẩm duyệt thiết kế PCCC
Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
– Dự án thiết kế quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc.
– Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc.
– Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C.
– Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và C.
Sau khi đã hoàn thành thủ tục thẩm duyệt thiết kế PCCC, thì trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư dự án, công trình phải tổ chức nghiệm thu PCCC.
2. Đối với thủ tục nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm:
2.1. Hồ sơ nghiệm thu PCCC
– Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
– Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
– Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
– Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
– Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
– Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
2.2. Trình tự thủ tục nghiệm thu về PCCC
– Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau:
– Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư chuẩn bị;
– Kiểm tra việc thi công, lắp đặt phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt;
– Tổ chức kiểm tra thử nghiệm hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình khi xét thấy cần thiết.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Dưới đây là link liên kết của hai bài viết trước để giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn về List bài viết này:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>>> Quy định của pháp luật về các cơ sở thuộc diện quản lý phòng cháy chữa cháy
=============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.