(Luật Tiền Phong) – Tên doanh nghiệp là một trong các yếu tố cơ bản để nhận diện của doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp quy định khá chi tiết về tên của doanh nghiệp như cách đặt tên, Các điều cấm liên quan đến việc đặt tên của doanh nghiệp. Bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu các quy định mới nhất về tên doanh nghiệp để các bạn tham khảo, cụ thể như sau:
Tên của doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Theo điều 34 của luật doanh nghiệp 2014 tên của doanh nghiệp bằng tiếng Việt phải bao gồm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Hiện nay loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Loại hình doanh nghiệp phải biết trước tiên sau đó đến phần tên riêng.
Tên riêng của doanh nghiệp được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và không được gây trùng lập hoặc gây nhầm lẫn đối với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
Các trường hợp sau đây sẽ bị coi là nhầm lẫn: Tên giống với tên Tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc tên viết tắt của doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó; Hoặc tên chỉ khác về một ký tự hoặc chỉ khác về một số thứ tự hoặc chỉ khác về địa danh hoặc chỉ khác bởi ký hiệu thì cũng bị coi là nhầm lẫn. Cụ thể các bạn có thể tham khảo Điều 42 của luật doanh nghiệp nhé.
Những điều cấm trong việc đặt tên của doanh nghiệp
Tên tập không được trùng lập hoặc gây nhầm lẫn. Tên đặt của doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp trừ trường hợp có sự chấp thuận của các cơ quan đơn vị hoặc tổ chức đó. Tên của doanh nghiệp không được sử dụng các từ ngữ ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài phải được dịch từ tên tiếng Việt và phù hợp về mặt ngữ nghĩa. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết tắt từ tên là tiếng nước ngoài.
Tên của chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và kèm theo cụm từ “chi nhánh” đối với chi nhánh, “văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.
Lưu ý với các bạn rằng khi tên không được duyệt thì lập tức hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của các bạn sẽ bị trả ra.
Mọi câu hỏi liên quan đến vấn đề đặt tên doanh nghiệp các bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 62 89 của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
>>> Doanh nghiệp có được quyền ký hợp đồng trước khi thành lập không?
>>> Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chứa đựng những thông tin gì?
>>> Doanh nghiệp của các quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật Việt Nam?
================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 1900 6289
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 25B1, toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.