Quy định về thu hồi  hoặc nộp lại giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(Luật Tiền Phong)khi đã được cấp giấy phép thì cố gắng tránh rơi vào các trường hợp bị thu hồi giấy phép đừng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài bởi lẽ nếu đã bị thu hồi doanh nghiệp sẽ rất khó khăn để được cấp lại.

Các trường hợp bị thu hồi giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

  • Bị phát hiện hồ sơ xin cấp giấy phép bị làm giả mạo.
  • Duy trì các điều kiện cần và đủ trong thời gian có hiệu lực của giấy phép (không đảm bảo các dkd về tiền ký quỹ, người đại diện theo pháp luật, người hoạt động nghiệp vụ.. điều kiện khác).
  • Không cung cấp dịch vụ trong thời gian 24 tháng liên tục trong các trường hợp bất khả kháng.
  • Thực hiện các hành vi bị cấm (quy định tại đây).
  • Vi phạm các cam kết về: tuyển dụng; về tổ chức, quản lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động, không phối hợp giải quyết tranh chấp, giải quyết các vấn đề liên quan đến tai nạn lao động, các trường hợp người lao động bị xâm hại khác, vi phạm nghĩa vụ bồi thường.. Hậu quả pháp lý là quyền và lợi ích hợp pháp vật chất, tinh thần người lao động bị xâm phạm nghiêm trọng.

Các trường hợp phải nộp lại giấy phép:

  • Doanh nghiệp chấm dứt tồn tại theo quy định của pháp luật: khi bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp dịch vụ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đã bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, các công ty được chia nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động, thương binh và xã hội.
  • Doanh nghiệp dịch vụ giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đang làm thủ tục giải thể, đã phá sản hoặc 05 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết, quyết định về việc chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ theo hợp đồng.

Hậu quả khi doanh nghiệp nộp lại giấy phép: Doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bằng văn bản về:

  • Các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực;
  • Danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài;
  • Danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng;
  • Tiền ký quỹ và các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
  • Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi Giấy phép; công bố việc thu hồi Giấy phép trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi; công bố việc nộp lại Giấy phép trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ đặt trụ sở chính.

Trên đây là quy định của pháp luật liên quan đến việc thu hồi hoặc nộp lại giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Chúng tôi nghĩ rằng, việc bị mất đi một giấy phép quan trọng không phải là điều mong muốn của bất kỳ doanh nghiệp nào, nhưng chẳng may xảy ra các sự kiện trên, các bạn nhớ thực hiện cho đúng để tránh trường hợp cái xảy nảy cái ung nhé.

————-

Ban biên tập Luật Tiền Phong.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *