Quy định về tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng nước ngoài

(Luật Tiền Phong) – quá nhiều vụ bê bối ngân hàng trong thời gian qua khiến cho người dân lo ngại độ an toàn khi thực hiện gửi tiền tại ngân hàng, bên cạnh việc siết chặt hoạt động của ngân hàng trong nước, vừa qua Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 41 quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn với ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, Luật Tiền Phong tóm tắt các quy định mới của văn bản này như sau:

Quy định về tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng nước ngoài
Quy định về tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng nước ngoài

Tỷ lệ an toàn vốn và vốn tự có

Các NHNN không có công ty con phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính (BCTC) của ngân hàng tối thiểu 8%.
Các NHNN có công ty con cần duy trì:

+ Tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở BCTC của ngân hàng tối thiểu 8%;
+ Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở BCTC hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8%.
Trường hợp công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm thì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định trên cơ sở BCTC hợp nhất của ngân hàng. (Nhưng không hợp nhất công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc của pháp luật kế toán và BCTC đối tổ chức tín dụng).

Đối với các khoản mục bằng ngoại tệ, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy ra đồng Việt Nam khi tính tỷ lệ an toàn vốn như sau:

–   Hạch toán đúng quy định đối với tài khoản ngoại tệ;

–  Đối với rủi ro ngoại hối: áp dụng tỷ giá trung tâm do Ngân hàng nhà nước công bố xác định tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ; đối với tiền Việt Nam đồng và các ngoại tệ khác sẽ lấy tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.

Vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là cơ sở để tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo quy định.

Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng

Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi, giao dịch theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng: tài sản đảm bảo, Bù trừ số dư nội bảng, bảo lãnh của bên thứ ba, sản phẩm phái sinh tín dụng.

Ngoài ta, Thông tư còn quy định về vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường; cơ chế báo cáo và giám sát. Thông tư cũng ban hành các phụ lục xác định cơ cấu vốn.

Thông tư 41/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/01/2020; tuy nhiên, các NHNN có khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn trước ngày 01/01/2020, có thể gửi văn bản đăng ký áp dụng trước.

Vui lòng liên hệ với tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong tại 091 616 2618/ 0976 714 386 để được cung cấp thông tin chi tiết.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *