(Luật Tiền Phong) – Thủ tục thành lập chi nhánh viện nghiên cứu mới nhất 2025 được quy định tại đâu, thực hiện như thế nào.. vui lòng xem bài viết của chúng tôi để biết chi tiết.
Hiện nay với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhiều Tổ chức khoa học công nghệ dưới hình thức “Viện nghiên cứu” được thành lập nhằm mục đích nghiên cứu, thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực đa dạng. Viện nghiên cứu khi mở rộng phạm vi hoạt động, muốn mở thêm chi nhánh thì cần phải thực hiện việc đăng ký theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Luật Tiền Phong xin gửi tới Quý khách hàng tư vấn về Thủ tục thành lập chi nhánh Viện nghiên cứu trong bài viết dưới đây để khách hàng nắm được:

1. Điều kiện thành lập chi nhánh Viện nghiên cứu:
Căn cứ Điều 20 Nghị định 08/2014/NĐ – CP quy định về điều kiện thành lập chi nhánh Viện nghiên cứu như sau:
– Về lĩnh vực hoạt động: Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Viện;
– Về nhân sự: Chi nhánh phải có ít nhất 03 (ba) người có trình độ đại học trở lên, trong đó ít nhất 01 (một) người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động. Người đứng đầu phải có trình độ đại học trở lên và làm việc chính thức tại văn phòng đại diện, chi nhánh;
– Về trụ sở: Chi nhánh phải có trụ sở như đối với tổ chức khoa học và công nghệ. Cụ thể: có địa chỉ được xác định rõ theo địa danh hành chính, có số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có), Viện phải có quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với địa chỉ đó;
– Việc thành lập chi nhánh được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện.
2. Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập chi nhánh Viện nghiên cứu:
– Đơn đăng ký hoạt động chi nhánh.
– Quyết định thành lập chi nhánh.
– Tài liệu chứng minh về người đứng đầu, nhân lực, trụ sở của chi nhánh. Cụ thể:
– Người đứng đầu: Lý lịch khoa học; Bản sao chứng thực quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Bản sao chứng thực hợp pháp các văn bằng đào tạo.
– Nhân lực: Đơn đề nghị được làm việc chính thức/kiêm nhiệm; Bản sao có chứng thực các văn bằng đào tạo; Sơ yếu lý lịch (có xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi chuyển sang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ); Lý lịch tư pháp (của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm và được hợp pháp hóa lãnh sự trong trường hợp nhân lực chính thức không phải là công dân Việt Nam); Văn bản cho phép làm việc kiêm nhiệm (nếu nhân sự làm việc kiêm nhiệm).
– Trụ sở: Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê, bản kê khai cơ sở vật chất.
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận và Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ chủ quản.
3. Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh Viện nghiên cứu:
– Chuẩn bị hồ sơ;
– Nộp hồ sơ đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh;
– Sở khoa học và công nghệ tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ và trả kết quả trong 15 ngày làm việc;
– Chi nhánh gửi lại Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho Sở khoa học và công nghệ trong vòng 15 ngày làm việc.
Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về về các quy định mới nhất liên quan đến Thủ tục thành lập chi nhánh Viện nghiên cứu. Để hiểu rõ hơn mọi băn khoăn, thắc mắc, vui lòng liên hệ với đội ngũ luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ.
=============================
CÔNG TY LUẬT TIỀN PHONG.
Hotline: 091 616 2618/ 097 8972 587
Email: contact@luattienphong.vn.
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
