Luật Tiền Phong – thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định mới nhất sẽ được chúng tôi giới thiệu chi tiết các nội dung quan trọng trong bài viết dưới đây.

1. Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ
Cá nhân, tổ chức phải lập một bộ hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, bao gồm:
- Tờ trình xin thành lập trung tâm;
Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; Cơ sở vật chất của trung tâm; Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn); Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm;
- Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Danh sách trích ngang giáo viên, nhân viên, người lao động làm việc trong trung tâm.
- Căn cước công dân, giấy khám sức khỏe, bằng cấp, chứng chỉ, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm (chúng tôi sẽ tư vấn chuẩn bị đầy đủ với từng vị trí làm việc trong trung tâm như: giám đốc, Phó giám đốc, giáo viên, nhân viên, trưởng bộ môn).
- Sơ yếu lý lịch của các giáo viên làm việc trong trung tâm.
- Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục của giám đốc, Phó giám đốc trung tâm.
- Bản sao sổ đỏ, hợp đồng thuê mặt bằng công chứng có thời hạn thuê ít nhất một năm trở lên.
- Giấy xác nhận phòng cháy chữa cháy (tùy vào quy mô cấp độ công trình).
- Trong một số trường hợp, cơ quan chức năng có thể yêu cầu giấy xác nhận về an ninh trật tự.
- Nếu giáo viên là người lao động nước ngoài thì cần thêm các tài liệu liên quan như: giấy phép lao động, văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động. Văn bằng, chứng chỉ do nước ngoài cấp phải được dịch, công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
2. Người có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học thì người có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ là:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền): Đối với các trung tâm trực thuộc; các trung tâm thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp; các trung tâm do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập.
– Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng: Đối với các trung tâm trực thuộc.
– Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật quy định cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc: Đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, cơ quan quyết định thành lập trung tâm có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học ra quyết định thành lập. Nếu không đủ điều kiện thành lập trung tâm thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm
Đăng ký sử dụng dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ của Luật Tiền Phong, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ Quý khách hàng thực hiện các thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ với thời gian nhanh nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo Hotline 0916162618 và 0978972587